Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Bảo vệ cơ thế khỏi các tác nhân gây bệnh

Ung thư bạch cầu là gì? Hay còn gọi là ung thư máu
Ung thư bạch cầu là bệnh ung thư từ tủy xương. Tủy xương bình thường sản xuất các tế bào bạch cầu, các tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Ung thư bạch cầu xảy ra khi quá trình sản xuất với trật tự bình thường này bị gián đoạn sản sinh các tế bào tủy chưa trưởng thành, được gọi là sự bộc phát bạch cầu. Sự bộc phát này sẽ dồn ép các tế bào tủy bình thường và làm giảm các tế bào máu bình thường.
Các tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các loại virus và vi khuẩn. Do đó nếu các tế bào bạch cầu không hoạt động bình thường, cơ thể có nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn tới tình trạng tử vong.

Ung thư bạch cầu hay còn gọi là bệnh ung thư máu hoặc bệnh bạch cầu. Căn bệnh là hiện tượng khi bạch cầu trong cơ thể người tăng đột biến. Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được xác định nhưng có thể do các tác động của môi trường như ô nhiễm hóa học, nhiễm chất phóng xạ hoặc cũng có thể là do di truyền.
Hiện tại nguyên nhân bệnh ung thư máu vẫn là vấn đề chưa được lý giải rõ ràng. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ nhất định được cho là có thể gây ung thư bạch cầu.
Có tiền sử thực hiện hóa trị hoặc xạ trị.
Tiếp xúc với xạ trị liều cao hoặc benzen (có trong xăng pha chì, khói thuốc lá, các cở sở sản xuất hóa chất).
Gia đình có người thân đã từng mắc bệnh ung thư bạch cầu.
Rối loạn về di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down hoặc thiếu máu Faconi.
Rối loạn máu, chẳng hạn như hội chứng myelodysplastic có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư bạch cầu.
Các loại của ung thư bạch cầu
Bệnh bạch cầu cấp tính phát triển trong vòng vài ngày đến vài tuần. Bệnh xảy ra khi các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành phát triển và phân chia không kiểm soát, nhưng không phát triển thành các tế bào bình thường. Các tế bào này không thể thực hiện chức năng thông thường của tế bào máu trắng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bởi vì cơ thể sản xuất quá nhiều tế bào bạch cầu dẫn tới tình trạng sụt giảm số lượng các tế bào hồng cầu và tiểu cầu, gây ra thiếu máu và rối loạn đông máu.
Bệnh bạch cầu mạn tính có thể tiến triển trong vòng vài tháng đến nhiều năm. Bệnh liên quan tới sự sản xuất quá mức các tế bào bạch cầu trưởng thành, nhưng các tế bào này không thể hoạt động như các tế bào bạch cầu bình thường.
Ung thư bạch cầu bao gồm 4 loại chính sau:
Bệnh bạch cầu lymphotic cấp tính hay còn gọi là ung thư bạch cầu lympho ác tính(ALL): là hình thức phổ biến nhất của bệnh bạch cầu ở trẻ em. Bệnh xảy ra khi các tế bào bạch cầu được gọi là tế bào lympho được sản sinh không kiểm soát, dẫn tới sự biểu hiện quá mức của các tế bào lympho chưa trưởng thành, gây trở ngại cho việc sản xuất hồng cầu và tiểu cầu.
Bệnh bạch cầu lymphotic mạn tính (CLL): thường gặp ở những người từ 55 tuổi trở lên và nguy cơ mắc bệnh ở đàn ông gấp đôi phụ nữ. Bệnh tiến triển chậm hơn so với bệnh bạch cầu lympho cấp tính.
Bệnh bạch cầu myeloid cấp tính (AML): là hình thức phổ biến nhất của bệnh bạch cầu cấp tính ở người lớn. Bệnh gây ra sự sản xuất không kiểm soát được của một loại tế bào bạch cầu được gọi là myelocytes, dẫn tới sự phát triển quá mức của các tế bào chưa trưởng thành myeloblasts, ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào hồng cầu, tiểu cầu và các tế bào bạch cầu bình thường khác.
Bệnh bạch cầu tủy mạn tính (CML): thường xảy ra ở người cao tuổi và rất hiếm gặp ở trẻ em. Bệnh được xác định là có liên quan tới nhiễm sắc thể Philadelphia.
Triệu chứng
Sốt hoặc đổ mồ hôi ban đêm có thể là biểu hiện bệnh ung thư máu.
Sưng hạch bạch huyết và thường không đau (đặc biệt là các hạch bạch huyết ở cổ hoặc nách).
Sốt hoặc đổ mồ hôi đêm.
Nhiễm trùng thường xuyên.
Chướng bụng do lá lách to.
Sốt và đổ mồ hôi ban đêm.
Dễ chảy máu và bầm tím (chảy máu nướu răng, vết thương lâu lành trên da, hoặc xuất hiện những nốt nhỏ dưới da).
Giảm cân hoặc chán ăn không có lý do.
Đau ở xương hoặc khớp.
Cảm thấy yếu và mệt mỏi.
Theo các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, một hợp chất được sản xuất từ dầu cá nhắm tới các tế bào bạch cầu gốc, có thể đưa đến cách điều trị khỏi căn bệnh này.
Kết luận này được đưa ra sau một nghiên cứu trên chuột bị gây bệnh bạch cầu (ung thư máu) và được điều trị bằng hợp chất dầu cá đã chữa khỏi hoàn toàn bệnh mà không bị tái phát lại.
Hợp chất có tên gọi delta-12-protaglandin J3 (D12-PGJ3) - nhắm tới và tiêu diệt tế bào gốc của bệnh bạch cầu tủy xương (CML) mạn tính. Hợp chất này được sản xuất từ acid béo omega-3 có trong cá hoặc dầu cá.
Trong các thí nghiệm, các nhà khoa học đã tiêm vào mỗi con chuột khoảng 600mg hợp chất D12-PGJ3 dầu cá mỗi ngày trong vòng một tuần.
Các xét nghiệm cho thấy những con chuột bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn. Số lượng tế bào máu là bình thường và lá lách trở về kích thước bình thường. Bệnh không tái phát.
Các nhà khoa học tập trung vào nghiên cứu hợp chất D12-PGJ3 vì nó tiêu diệt những tế bào bạch cầu gốc mà gây ít tác dụng phụ nhất.
Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh bạch cầu khi nó tiến triển tới giai đoạn muộn và các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để xác định xem liệu hợp chất này có nên được sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu giai đoạn cuối hay không. Họ cũng đang chuẩn bị để thử nghiệm hợp chất này trên người bị bệnh bạch cầu.

Hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư máu

Biểu hiện của bệnh ung thư máu
Khi bệnh ung thư máu (ung thư bạch cầu) phát triển nhanh trong tủy, nó sẽ gây ra cảm giác đau nhức, đồng thời còn chiếm chỗ và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các tế bào máu bình thường khác. Khi đó, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Sốt, cảm lạnh, đau đầu, đau khớp… là những biểu hiện của sự ảnh hưởng từ sức 'công phá' trong tủy.
- Thiếu hồng cầu sẽ khiến cho bệnh nhân bị mệt mỏi, yếu sức, da trở nên trắng nhạt, thiếu sức sống.
- Bạch cầu không hoạt động bình thường nên người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng.
- Có sự xuất hiện các hạch bất thường trên cơ thể.
- Khả năng đông máu giảm xuống, người mắc ung thư máu sẽ dễ bị chảy máu nướu răng, dễ bị bầm tím, các vết thương khó cầm máu…



- Biếng ăn, sút cân, ở nữ giới còn gặp hiện tượng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
Các biểu hiện của bệnh ung thư máu rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của mệt mỏi, cảm cúm thông thường. Vì thế, không nên chủ quan khi cơ thể có các dấu hiệu trên.
Nên kiểm tra sức khỏe nếu có những dấu hiệu này
Phương pháp điều trị ung thư máu
Ung thư máu chủ yếu được chữa trị bằng phương pháp thay tủy xương của người bệnh bằng tủy xương của một người hiến phù hợp. Những người thích hợp nhất là người có chung huyết thống với bệnh nhân. Sau khi thay thế phần tủy xương đã bị hư hỏng, nó sẽ kích thích sinh ra hồng cầu, kìm hãm sự gia tăng đột biến của bạch cầu. Tuy nhiên, khả năng thành công của việc chữa trị bệnh ung thư máu là rất thấp, chỉ khoảng 10%. Thậm chí, ngay cả khi được điều trị thành công, bệnh vẫn có khả năng tái phát cao.
Ngoài phương pháp cấy ghép tủy, còn một phương pháp điều trị khác là dùng hóa trị liệu. Cách này có triển vọng rất tốt cho bệnh nhân mắc ung thư máu. Đối với dòng Lympho còn có thể xạ trị màng não, ngăn ngừa tế bào phát triển lên não. Các bệnh nhân điều trị tốt và có sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường tốt, trong khoảng điều trị từ 3 – 5 năm có thể bình phục hoàn toàn.
Cách phòng tránh
Để phòng tránh và hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư máu, cách tốt nhất, nên bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố nguy hiểm như các chất hóa học độc hại, chất phóng xạ... Người làm việc trong môi trường nhiều chất này cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc bảo hộ. Nên hạn chế hết sức có thể việc đi vào những vùng có các chất độc hại đó (các nhà máy sử dụng chất hóa học, những vùng đất nhiễm phóng xạ…). Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, khi sử dụng các sản phẩm như nước rửa bát, nước lau nhà, mỹ phẩm… cố gắng chọn các sản phẩm từ tự nhiên để đảm bảo an toàn nhất.
Nguồn: http://benhvienungbuouhungviet.com/trieu-chung-benh-ung-thu-mau/

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Thực phẩm tốt nhất cho người mắc bệnh ung thư

Nếu bạn được chẩn đoán bị ung thư, hoặc đang điều trị ung thư máu, nên tăng cường 4 thực phẩm này trong thực đơn. Đó là rau họ cải, củ nghệ, cá hồi và trà xanh.
Nếu bạn đang điều trị bệnh ung thư hay chăm sóc bệnh nhân ung thư, một chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn hoặc người thân có thể vượt qua giai đoạn điều trị khó khăn này cũng như hy vọng sớm hồi phục. Dưới đây là 4 loại thực phẩm rất có lợi cho những bệnh nhân ung thư.
1. Củ nghệ
Chất curcumin có trong củ nghệ giúp làm chậm sự phát triển của các khối u, giảm chứng sưng viêm, vô hiệu hóa tế bào ung thư và ngăn chặn không cho hình thành các tế bào ung thư mới.
Đối với bệnh nhân ung thư, tế bào ung thư sẽ tự sản sinh ra những mạch máu mới để nuôi dưỡng chính nó và ngày càng phát triển mạnh mẽ, chất curcumin trong củ nghệ ngăn chặn sự hình thành của các mạch máu này.
2. Rau họ cải
Các loại rau họ cải như cải xoăn, bông cải, bắp cải, cải thìa, cải xoong… rất giàu beta-carotene (một tiền chất của vitamin A), lutein, chất chống oxy hóa, folate và các vitamin như C, E và K. Ngoài ra, một hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh và ni-tơ (tạo ra vị đắng và mùi thơm) được tìm thấy trong các loại rau họ cải có tác dụng làm chậm quá trình phát triển tế bào ung thư.
3. Cá
Theo một nghiên cứu mới đây, khi được chẩn đoán bị ung thư, những bệnh nhân mà trong cơ thể có hàm lượng vitamin D cao hơn thì kéo dài được tuổi thọ hơn.
Bạn có thể hấp thu vitamin từ ánh nắng, thực phẩm và từ những dưỡng chất khác. Trong số đó, cá, đặc biệt cá hồi, là thực phẩm đứng đầu trong danh sách chứa nhiều vitamin D nhất.
4. Trà xanh
Mặc dù khoa học chưa chứng minh được rằng trà xanh có thể ngăn ngừa ung thư, nhưng một vài nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể tiêu hủy các tế bào ung thư.
Trà xanh có chứa enzyme làm thay đổi sự trao đổi chất của các tế bào ung thư. Một tế bào ung thư cũng cần sự trao đổi chất để phát triển và nhân rộng, nếu không thực hiện được điều này, nó sẽ tự chết đi.

Tìm ra tác nhân gây ung thư máu

Nguyên nhân bệnh ung thư máu chưa biết được chính xác, nhưng Protetin TIF-90 là tác nhân quan trọng gây ung thư máu vừa được nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Lê Xuân Trường phát hiện, mở ra hy vọng cho bệnh nhân ung thư.
TIF-90 là tác nhân quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tổng hợp ribosome ở các tế bào ung thư máu cấp tính, dẫn đến việc tăng sinh và phát triển nhanh dòng tế bào ung thư này. Đây là protein từ một dạng phiên mã khác của một protein từng được biết trước đây TIF-IA. So với dạng nguyên thủy, TIF-90 biểu hiện vượt trội hơn trong các tế bào ung thư máu cấp tính và có hoạt tính mạnh hơn rất nhiều.

Tiến sĩ Nguyễn Lê Xuân Trường, tác giả chính của nghiên cứu về ung thư máu. Ảnh: NVCC..
Tác giả chính công trình, tiến sĩ Nguyễn Lê Xuân Trường, nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện ung thư chuyên sâu ĐH Stanford (Mỹ) cho biết, tìm ra protein TIF-90 và cơ chế của nó trong việc điều khiển tế bào ung thư máu góp phần quan trọng đưa ra các bằng chứng thuyết phục cho những loại thuốc chữa trị mới, đem niềm hy vọng đến cho nhiều bệnh nhân.
"Bằng cách ức chế sự biểu hiện của TIF-90 cùng với việc dùng các thuốc chuyên biệt, chúng tôi đã kìm hãm sự phát triển các tế bào ung thư máu của bệnh nhân. Quan trọng hơn là các thuốc này đang được thử nghiệm lâm sàng và không gây nhiều độc tính cho sức khỏe bệnh nhân”, tiến sĩ Trường nhấn mạnh.
Đây là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học Mỹ (ĐH Stanford), Hàn quốc (ĐH Sungkyunkwan) và Việt Nam (ĐH Tôn Đức Thắng), vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành Blood.
Công trình còn có sự tham gia của tiến sĩ Ngô Đức Trí, hiện là nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện y khoa UT Southwestern, Texas. Tiến sĩ Ngô Đức Trí và tiến sĩ Nguyễn Lê Xuân Trường (sinh năm 1982) từng là sinh viên ngành Công nghệ sinh học, ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM.

Bệnh nhân ung thư máu thì sống được bao lâu

Các nhà nghiên cứu đang tìm thấy những phương cách tốt hơn để điều trị ung thư máu và cơ hội hồi phục đang được cải thiện. Một điều hết sức tự nhiên là bệnh nhân ung thư và gia đình họ rất quan tâm về tương lai của họ. Một số người lấy chỉ số tỷ lệ sống còn và một vài thông số thống kê khác để cố đoán xem bệnh nhân có được chữa khỏi hay còn sống được bao lâu nữa.
Tuy nhiên một quan trọng cần nhớ rằng những thông số thống kê là những trị số trung bình được lấy từ một dân số lớn bệnh nhân. Chúng không thể được sử dụng để tiên đoán xem điều gì sẽ xảy ra cho một bệnh nhân nào đó vì không có hai bệnh nhân ung thư nào là giống nhau. Ðiều trị và đáp ứng điều trị rất khác biệt giữa các bệnh nhân ung thư. Người tiên lượng tốt nhất chính là bác sĩ điều trị cho bệnh nhân. Bệnh nhân và gia đình nên bình tĩnh để hỏi bác sĩ về tiên lượng bệnh, nhưng họ cần lưu ý rằng thậm chí bác sĩ cũng không thể biết chính xác điều gì sẽ xảy ra.

Bác sĩ thường nói về khía cạnh sống còn của bệnh ung thư và họ có thể sử dụng thuật ngữ thuyên giảm hơn là chữa khỏi. Thậm chí ở nhiều bệnh nhân ung thư máu được chữa khỏi họ cũng sử dụng thuật ngữ này (tức bác sĩ nói là bệnh thuyên giảm) vì bệnh có thể tái phát trở lại.
Bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu nên lấy thông tin ở đâu?
Thông tin về bệnh ung thư có rất nhiều bao gồm một bảng dưới đây. Bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin tại thư viện hay tiệm sách địa phương và từ những hội tương trợ trong cộng đồng bạn đang ở.
Tóm lược bệnh bạch cầu.
Trong lúc nguyên nhân chính xác chưa biết, yếu tố nguy cơ đã được xác định.
Bệnh bạch cầu được chia nhóm bằng cách xác định sự phát triển nhanh của bệnh (cấp và man) cũng như loại tế bào máu bị ảnh hưởng.
Bệnh nhân bị bệnh bạch cầu rõ ràng có nguy cơ cao nhiễm trùng, chảy máu và thiếu máu.
Chẩn đoán bệnh bạch cầu được hỗ trợ bởi việc tìm thấy tiền sử y khoa và thăm khám, và xét nghiệm máu dưới kính hiển vi. Tế bào bệnh bạch cầu được phát hiện và phân loại nhờ vào chọc hút tuỷ và sinh thiết tuỷ xương.
Điều trị bệnh bạch cầu phụ thuộc vào loại bệnh bạch cầu, một số đặc điểm của bệnh bạch cầu, phạm vi đIều trị, và tiền sử trước đó của điều trị, cũng như tuổi tác và tình trạng sức khoẻ chung của bệnh nhân.
Hầu hết bệnh nhân bị bệnh bạch cầu được điều trị với hóa trị liệu. Một số bệnh nhân cũng đươc điều trị bằng liệu pháp phóng xạ và cấy ghép tuỷ xương.

Sau điều trị ung thư máu cần chú ý những điểm gì

Tái khám đều đặn định kỳ là một việc hết sức quan trọng trong điều trị ung thư máu. Bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra bệnh nhân chặt chẽ để chắc rằng ung thư không tái phát lại. Kiểm tra bao gồm kiểm tra máu, tuỷ xương và dịch não tuỷ. Mỗi lần kiểm tra bác sĩ phải khám lâm sàng cẩn thận.
Ðiều trị ung thư có thể gây ra các tác dụng phụ sau nhiều năm. Vì lý do này nên bệnh nhân phải tiếp tục được kiểm tra định kỳ và phải báo những thay đổi về mặt sức khỏe cho bác sĩ ngay khi nó xảy ra. Sống với một bệnh trầm trọng không phải là việc dễ. Bệnh nhân bị ung thư và những người chăm sóc họ phải đối mặt với nhiều vấn đề và thử thách lớn. Nếu được cung cấp những thông tin hữu ích và các dụng cụ hỗ trợ thì việc đối phó với những khó khăn này sẽ dễ dàng hơn.

Bệnh nhân ung thư có thể lo lắng về công việc làm, về việc chăm lo cho gia đình hay những trách nhiệm khác. Cha mẹ đứa trẻ bị ung thư máu có thể lo lắng không biết con họ có thể học hành hay sinh hoạt bình thường hay không, chính những đứa trẻ cũng rất buồn vì không được tham gia những trò chơi với các bạn bè khác. Ngoài ra, những lo lắng về các xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư máu hay bất cứ loại bệnh nào, phương pháp điều trị, ăn ở trong bệnh viện cũng như chi phí điều trị là những vấn đề thường gặp. Bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế khác có thể trả lời những câu hỏi về điều trị, công việc hay các khía cạnh khác. Việc gặp gỡ người làm công tác xã hội, nhà tư vấn hay người làm từ thiện có thể hữu ích cho những bệnh nhân muốn bày tỏ những tâm tư tình cảm của mình.
Bạn bè và người thân là những người hỗ trợ nhiều nhất. Nhiều bệnh nhân cũng cảm thấy nhẹ nhõm khi thảo luận những vấn đề của họ với những người bị ung thư khác. Bệnh nhân ung thư thường thành lập những nhóm tương trợ tại đó họ có thể chia sẻ những kinh nghiệm về cách đối phó với ung thư và hiệu quả điều trị với nhau. Ngoài những nhóm tương trợ của người lớn còn có những nhóm hỗ trợ đặc biệt cho trẻ em ung thư hoặc gia đình của họ ở nhiều thành phố. Tuy nhiên một điều quan trọng cần ghi nhớ là mỗi bệnh nhân là một thế giới riêng biệt. Việc điều trị và cách tiếp cận với bệnh ung thư có thể áp dụng được cho bệnh nhân này nhưng lại không đúng cho bệnh nhân khác thậm chí nếu cả hai mắc cùng một loại bệnh ung thư. Cách tốt nhất là phối hợp thảo luận giữa bạn bè, gia đình bệnh nhân với bác sĩ.
Thường thì những nhân viên hoạt động xã hội tại bệnh viện hay phòng khám có thể đề nghị những hội, nhóm có thể giúp khôi phục, nâng đỡ tinh thần, hỗ trợ tài chánh, vận chuyển hay chăm sóc nhà cửa cho bệnh nhân.

Dấu hiệu trong âm thành giọng nói có thể là ung thư vòm họng

Hiện nay, nguyên nhân bệnh ung thư vòm họng chưa được phát hiện nhưng nguy cơ kể trên thì nguy cơ ung thư họng cũng tăng cao hơn với những người hút thuốc lá thụ động, người thường xuyên phơi nhiễm với hóa chất và những người giữ vệ sinh răng miệng kém.
1. Hút thuốc lá
Ung thư họng có mối liên quan mật thiết với hút thuốc lá. Hút thuốc lá không có đầu lọc được cho là làm tăng nguy cơ ung thư họng. Hút thuốc lá không chỉ gây ung thư họng mà còn là nguyên nhân dẫn tới nhiều loại ung thư khác trên cơ thể như ung thư phổi và ung thư bàng quang.
2. Các chất liệu công nghiệp
Một nghiên cứu cho thấy hóa chất amiăng hoặc các loại sợi tổng hợp được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp có thể gây ung thư họng và dẫn tới sự có mặt của các tế bào ung thư ở thanh quản.
Hóa chất amiăng hoặc các loại sợi tổng hợp được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp có thể gây ung thư họng
3. Virus u nhú ở người (HPV)

Tình trạng viêm nhiễm do virus HPV (một loại virus lây truyền qua đường tình dục) gây ra cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư họng. Ung thư do nhiễm HPV thường xuất hiện quanh amiđan hoặc mặt dưới của lưỡi.
4. Trào ngược dạ dày mạn tính
Trào ngược dạ dày là do acid ở trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra. Nếu tình trạng này xảy ra mạn tính thì đây cũng có thể là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư họng.
5. Uống rượu
Gần 1/3 số bệnh nhân ung thư họng có thói quen uống rượu. Nguy cơ ung thư họng tăng nếu uống nhiều rượu. Theo các chuyên gia thì việc uống rượu gây kích thích các mô họng như việc hút thuốc lá. Chính điều này làm tăng nguy cơ ung thư họng.
Các dấu hiệu ung thư vòm họng có thể khó xác định trong giai đoạn đầu của bệnh. Nhiều triệu chứng liên quan với bệnh ung thư cổ họng cũng giống như đau hoặc viêm họng thông thường.
Ung thư vòm họng là một bệnh ung thư ác tính.
 Ảnh minh họa
Dưới đây là những dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng mà bạn không được bỏ qua.
1. Khó nuốt
Khó khăn trong việc nuốt vào là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng. Có thể có một khối u phát triển trong cổ họng của bạn. Và nếu bạn cảm thấy sự tăng trưởng của khối u trong cổ họng, khối u sẽ ngăn chặn thực phẩm đi qua cổ họng của bạn.
2. Bề mặt thanh quản thô ráp
Bạn cảm thấy có một bề mặt thô ráp trong cổ họng của bạn? Cảm giác khó chịu này là rất khó để bỏ qua. Nếu bạn đã bắt đầu phát triển bệnh ung thư vòm họng, bạn sẽ tiếp tục cảm thấy dấu hiệu này.
3. Thay đổi trong giọng nói
Nếu bệnh phát triển xung quanh các dây thanh âm, nó sẽ dẫn đến giọng nói của bạn bị thay đổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, ngay khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu của sự thay đổi trong âm thanh từ giọng của mình.
4. Ho kéo dài
Nếu bạn bị ho dai dẳng và khi khỏi, giọng bạn bị khàn đi, bạn nên chú ý đến dấu hiệu này. Đây là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng. Và nếu bạn bỏ qua những triệu chứng này, bạn có nguy cơ phát triển ung thư.
Các dấu hiệu của ung thư vòm họng có thể khó xác định trong giai đoạn đầu của bệnh. Ảnh minh họa
5. Chảy máu cam
Một trong những dấu hiệu để chẩn đoán nguy cơ ung thư vòm họng là chảy nước mũi một bên và có kèm theo máu. Tuy nhiên, nhiều người thường có thói quen nuốt nước mũi và nhổ ra đường miệng nên có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm.
6. Nổi hạch ở cổ
Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú nên khi có sự xuất hiện của tế bào ung thư thì chúng sẽ nhanh chóng lây lan khắp vùng cổ. Khi các tế bào ung thư phát triển, nó sẽ dẫn đến các hạch cứng ở cổ dù không có cảm giác đau đớn.

ung thư máu có triệu chứng khác thường nào

Một số triệu chứng ung thư máu nhận biết sớm bệnh lý bạch cầu cấp Thường khởi phát rất nhanh, diễn tiến mau lẹ trong vài tuần cho đến 1-2 tháng. Có thể bệnh nhân tháng trước đi khám kết quả bình thường thì tháng sau đã mắc bệnh.
Dấu hiệu nhận biết gồm: 
- Bệnh nhân da xanh xao.
- Sốt tái đi tái lại.
- Có thể xuất hiện bầm máu dưới da. 
- Hiện tượng chảy máu ở niêm mạc như răng, mũi, đường tiết niệu, sinh dục, xuất huyết tiêu hóa… 
- Một số triệu chứng đi kèm theo là bệnh nhân có thể thấy gan, lách rất to, có hạch to (nằm ở cổ, bẹn), cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Bệnh lý bạch cầu mãn tính 
- Bạch cầu mãn dòng tủy là bệnh lý thường gặp ở nhóm bạch cầu mãn tính. Bệnh diễn tiến rất từ từ, lặng lẽ, âm thầm với các triệu chứng như thấy nặng ở vùng hạ sườn bên trái (do lách to), ăn nhanh no hơn (lách to chèn ép bao tử) hoặc đôi khi vô tình phát hiện do khám sức khỏe định kỳ thấy bạch cầu tăng cao. 
- Bạch cầu mãn dòng lympho hiếm gặp hơn. "Cơ chế bệnh ung thư máu nói chung là do sự tăng sinh quá mức của các bạch cầu ác tính ở trong tủy xương đưa đến chèn ép các dòng tế bào máu bình thường khác như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Do đó đưa đến các triệu chứng do giảm hồng cầu (xanh xao), giảm bạch cầu (sốt), giảm tiểu cầu (bầm máu dưới da)", bác sĩ Dũng phân tích. Nếu không điều trị, bệnh lý ung thư máu gây tử vong do các nguyên nhân thường gặp là nhiễm trùng (nhiễm vi trùng, virus, nấm, nhiễm siêu vi…), do xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não. Bệnh nhân cần được chẩn đoán xác định loại bệnh ung thư máu loại nào, dòng nào, sau đó sẽ điều trị theo những phác đồ cụ thể, bao gồm: - Sử dụng hóa chất (hóa trị liệu). 

- Một số trường hợp phối hợp thêm xạ trị. 
- Một số bệnh nhân nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, hoặc nhóm tiên lượng xấu, hoặc bệnh nhân bị tái phát sau hóa trị liệu, hoặc bệnh nhân kháng trị với hóa trị liệu thường sẽ được chỉ định ghép tủy. Ghép tủy (ghép tế bào gốc tạo máu) có thể lấy từ tủy xương, từ tế bào gốc ngoại vi hay máu cuống rốn. Một nguồn thứ tư vừa được triển khai ghép thành công 3 ca đầu tiên tại Việt Nam do Bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM thực hiện là phương pháp tế bào gốc tạo máu nửa thuận hợp HAPLO. Với phương pháp HAPLO, người cho máu chỉ cần đồng hợp HLA (hệ thống kháng nguyên bạch cầu người) 50% nên nguồn ghép dễ kiếm hơn, người cho có thể là ba, mẹ, anh, chị em, cô, dì, chú, bác của bệnh nhân. Trong khi đó, ở các trường hợp ghép tế bào gốc còn lại, thông thường tỷ lệ đồng hợp HLA phải từ 90 đến 100%. 
Theo bác sĩ Dũng, ghép tủy là phương pháp điều trị ung thư máu có thể chữa khỏi hẳn bệnh. Tuy nhiên, không phải bệnh ung thư máu nào cũng có thể ghép được. Ghép tủy chỉ định tốt nhất là ngay sau đợt đáp ứng điều trị hoàn toàn hoặc lui bệnh hoàn toàn lần thứ nhất. Nếu để điều trị tái phát rồi mới ghép thì kết quả sẽ không tốt. Thông thường những bệnh nhân tiên lượng xấu, nguy cơ cao sau khi dùng thuốc xong một đợt sẽ được tiến hành ghép. >> Những yếu tố hàng đầu gây ung thư máu Giống nhiều loại ung thư khác, nguyên nhân chính gây ung thư máu chưa được xác định song những yếu tố dưới đây dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Với phương pháp ghép tủy, do sử dụng thuốc diệt tủy nên có nguy cơ tử vong trong khi ghép. Tuy nhiên khi đã vượt qua giai đoạn này thì tiên lượng về sau rất tốt.
Kể từ sau ca ghép đầu tiên trên cả nước thành công vào 15/7/1995, đến nay Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM đã ghép được 170 ca. Riêng trong năm 2014, bệnh viện thực hiện 30 ca và không có ca nào tử vong. Chi phí ghép tủy tự thân khoảng 200 triệu, ghép tủy dị ghép khoảng 400 triệu đồng. Hội chứng rối loạn sinh tủy mà Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đang mắc là một dạng tiền ung thư máu. Khoảng 4,5% người ung thư máu khởi phát từ hội chứng rối loạn sinh tủy. Đây là hội chứng có nhiều thể khác nhau. Tùy trường hợp mà sử dụng các chế phẩm máu, kháng sinh. Ở nhóm nguy cơ thấp có thể chữa bệnh bằng cách truyền máu. Có thể hóa trị và ghép tế bào gốc để điều trị một số thể bệnh. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn sinh tủy, theo ông Bạch Quốc Khánh, Viện phó Huyết học và truyền máu trung ương, do một số nguy cơ từ môi trường, thức ăn, hóa chất sinh phẩm. Thế giới chưa tìm ra nguyên nhân chính xác nên chưa có cách phòng và chữa.

Vòm họng bị ung thư biểu mô là như thế nào

Ung thư biểu mô vòm họng là ung thư xảy ra ở vòm mũi họng, nó nằm ở sau mũi và ở trên phần sau của họng. Vòm họng là phần trên của họng, một hình ống trải rộng từ phía sau mũi tới đỉnh của khí quản và thực quản trong vùng cổ.
Ung thư biểu mô vòm họng xảy ra nhiều ở vùng Đông Nam á và Bắc Phi. ở các nước Âu Mỹ, bệnh chiếm tỷ lệ thấp. Bệnh cũng thường gặp ở Việt nam, và gặp nhiều nhất trong các ung thư vùng đầu cổ. Bệnh cũng là nguyên nhân gây tử vong ở nhiều người. Hàng năm, bệnh viện K Hà nội đã điều trị cho khoảng 500 bệnh nhân mới và đứng hàng thứ 5 trong 10 bệnh ung thư thường gặp.
Các dấu hiệu và triệu chứng
Các dấu hiệu và biểu hiện bệnh ung thư vòm họng có thể bao gồm:
· Một khối ở cổ gây nên do sưng hạch
· Chảy máu từ mũi
· Xung huyết mũi ở một phía của mũi
· Không nghe được ở một tai
· Thường bị nhiễm khuẩn tai
· Đau đầu
· Nhìn đôi
· Cảm thấy đầy ở trong họng và các vùng xoang
Nguyên nhân bệnh ung thư vòm họng:
Tất cả các ung thư bắt đầu với một hoặc nhiều hơn những đột biến di truyền làm cho các tế bào phát triển ngoài sự kiểm soát, xâm nhập vào các cấu trúc xung quanh và thường lan tràn (di căn) tới các phần khác của cơ thể. Những ung thư biểu mô vòm họng bắt đầu trong các tế bào vảy phủ bề mặt vòm họng.
Trong nhiều trường hợp không rõ là nguyên nhân gì gây nên những đột biến gen dẫn đến ung thư biểu mô vòm họng, mặc dù những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ với ung thư này đã được xác định. Tuy nhiên, cũng không rõ tại sao một số người có tất cả các yếu tố nguy cơ không bao giờ bị ung thư trong khi những người khác không có yếu tố nguy cơ rõ rệt lại bị ung thư.
Sàng lọc và chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng:
Sàng lọc
ở các nước phương Tây và Mỹ, sàng lọc bệnh ung thư biểu mô vòm họng không được thực hiện vì bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, ở những vùng của thế giới có ung thư biểu mô vòm họng phổ biến hơn, chẳng hạn như ở nam Trung quốc, các bác sĩ có thể tiến hành sàng lọc cho những người được nghĩ là có nguy cơ cao với bệnh ung thư biểu mô vòm họng. Việc sàng lọc có thể bao gồm các xét nghiệm máu để xác định một người có mang virus Epstein-Barr không hoặc thăm khám cẩn thận vòm họng bằng cách sử dụng một máy quay phim nhỏ gắn vào đầu một ống mềm mại (nội soi).
Chẩn đoán
Chẩn đoán ung thư biểu mô vòm họng thường bắt đầu bằng khám toàn thân. Các bác sĩ thường hỏi về các dấu hiệu và triệu chứng. Họ có thể sờ nắn vùng cổ xem bạn có thể bị sưng hạch không. Vì những dấu hiệu và triệu chứng sớm của ung thư biểu mô vòm họng không đặc hiệu với bệnh, bệnh thường bị chẩn đoán nhầm vào lần đầu. Có thể mất nhiều tháng để tìm kiếm các bệnh trước khi có một chẩn đoán xác định.
Nếu ung thư vòm họng bị nghi ngờ, bác sĩ thường sử dụng máy nội soi để nhìn vào trong vòm họng và tìm những bất thường. ống nội soi thường được đưa qua mũi. Nội soi thường đòi hỏi gây tê tại chỗ.
Bác sĩ cũng có thể sử dụng máy nội soi hoặc một dụng cụ khác để lấy một mẫu nhỏ mô (sinh thiết) để xét nghiệm ung thư. Ung thư biểu mô vòm họng được phân chia thành ba typ dựa trên hình ảnh tế bào khi xem dưới kính hiển vi. Phân loại này là của tổ chức y tế thế giới (WHO). Bác sĩ dựa trên typ ung thư vòm họng khi lựa chọn việc điều trị. Ba typ đó là:
· Ung thư biểu mô sừng hoá: loại biệt hoá cao nhất, các tế bào ung thư tạo thành chất sừng giống như ở da, có khi tạo thành khối hình cầu có các lá sừng gọi là cầu sừng.
· Ung thư biểu mô không sừng hoá
· Ung thư biểu mô không biệt hoá. Loại này gồm những tế bào không biệt hoá (tế bào rất non). Loại này phổ biến ở Việt nam.

Dấu hiệu trên cơ thể không rõ nguyên nhân cần quan tâm

Hiện nay bệnh ung thư máu được phát ra rất nhiều, và nhiều người đã bị mất sau phát hiện bởi bị phát hiện muộn quá! Thời gian đầu của bệnh, các dấu hiệu của bệnh thường rất đa dạng, có thể đơn độc trong một thời gian dài mà không có biểu hiện đặc biệt nào của ung thư cả. Nếu chúng tồn tại lâu hoặc nặng lên thì sẽ là những dấu hiệu ung thư máu báo động. Bạn có thể xem xét nếu gặp phải những dấu hiệu sau đây trong một thời gian dài.

ung thư vòm họng có biểu hiện gì trong cơ thế người bệnh

Bệnh ung thư vòm họng (NPC - Nasopharyngeal Carcinoma) ở nước ta có tỷ lệ cao, đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư đầu cổ, đứng hàng thứ 5 trong các bệnh ung thư nói chung. Nhưng các triệu chứng lại không điển hình hầu hết là các triệu chứng "mượn" của các cơ quan lân cận như: tai, mũi, thần kinh, hạch…do đó việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời để cứu sống bệnh nhân.
Cách phát hiện sớm các biểu hiện bệnh ung thư vòm họng:
Do triệu chứng của người mắc ung thư vòm họng không điển hình và tương đối giống với các bệnh tai mũi họng thông thường như nghẽn mũi, gây ngạt mũi, ù tai, tức như bị nút ráy tai, nghe kém … vì vậy việc phát hiện bệnh sớm là tương đối khó khăn.
Nếu xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây, bạn hãy cảnh giác:
1. Chảy máu cam
Một trong những triệu chứng sớm nhất của ung thư vòm họng là chảy máu cam. Các bệnh nhân thường nuốt nước mũi và nhổ ra theo đường miệng khiến vì vậy khiến nước mũi kèm theo máu dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc bị bỏ qua. Giai đoạn cuối có thể gây chảy máu liên tục.
Chảy máu cam thường xuyên là một trong những triệu chứng ban đầu thường gặp của bệnh ung thư vòm họng. Tuy nó không có gì đặc biệt so với chảy máu cam do các bệnh khác, nhưng bạn cũng cần lưu ý.
2. Nghẹt mũi
Do khối u xuất hiện dẫn đến hiện tượng tắc 1 bên mũi, khi khối u to lên sẽ khiến 2 bên đều bị nghẹt.
Cũng giống như các triệu chứng của bệnh viêm mũi hoặc bị xoang, người bị ung thư vòm họng cũng thường xuyên cảm thấy ngạt mũi, khó thở, thậm chí là đau buốt lên đầu.
Nếu khối u thực quản to ra, nó sẽ gây ra triệu chứng ngạt cả 2 bên mũi và không thể thở được, đôi khi nước mũi có màu vàng đậm và có mùi hôi.
3. Ù tai và nghe kém
Khối u phát triển đè lên thực quản, đồng thời gây ù tai, nghẹt tai, nghe kém hoặc kèm theo tràn dịch tympanic.
Nếu bạn ù tai, nghe kém, đôi khi còn cảm thấy đau tai thì cũng nên cẩn thận. Bởi khối u phát triển đè lên thực quản sẽ gây ra các triệu chứng ù tai, điếc nhẹ.
4. Nhức đầu
Thường do khối u phá hủy nền sọ, dẫn đến di căn vào não và dây thần kinh sọ gây nhức đầu. Ở kỳ cuối, dễ bị chẩn đoán nhầm là đau thần kinh, cho nên cần phải chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng chính xác cần có các phương pháp xét nghiệm.
5. Đau rát ở cổ và ho ra máu
Theo thống kê, ung thư vòm họng di căn phần cổ chiếm 40-85%. Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú, các tế bào ung thư dễ dàng lan sâu lên trên cổ. Khi chúng phát triển số lượng càng nhiều, tốc độ càng nhanh, hạch cứng và không cho cảm giác đau đớn, tính hoạt động kém; vào giai đoạn cuối sẽ bám dính cố định.
Đau rát ở cổ và ho ra máu là hai triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh ung thư vòm họng. Nếu bạn cảm thấy đau rát cổ trong một khoảng thời gian dài và ho ra máu thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời.
6. Hội chứng nội sọ
Đó là tình trạng khối u trong não bị vỡ lan sang các dây thần kinh sọ não gây ra các hội chứng nội sọ như nhức đầu, tê bì mặt, mờ mắt, xệ mí, lác trong, thậm chí mù. Hơn nữa, hạch bạch huyết di căn xuyên qua các dây thần kinh sọ não ở nền sọ dẫn đến mất cảm giác ở cổ họng, vòm miệng tê liệt, nhai nuốt khó khăn, khàn giọng, liệt màn hầu.
7. Di căn

Trong giai đoạn cuối, ung thư vòm họng di căn ở phạm vi mắt, não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác, đặc biệt là ở phổi và xương. Nếu bạn phát hiện triệu chứng nặng ở một trong những bộ phận như xương cố định bị đau, máu có đờm, thường xuyên đau ngực, gan sưng to, nhãn cầu lồi, thị lực giảm…cho thấy bệnh đã di căn.
Đến giai đoạn cuối của ung thư vòm họng mà chưa được phát hiện thì bệnh này sẽ di căn ra toàn bộ khoang miệng. Thậm chí là nó còn phá hủy cả bộ phận thực quản và thanh quản của bạn.
Nếu không được chữa trị kịp thời thì các khối u ở vòm họng sẽ to ra và chèn ép họng khiến bệnh nhân không thể nói, không thể ăn và phải ăn bằng ống xông. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh ung thư vòm họng sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường trước.

Vì sao đau mắt đỏ lại ảnh hưởng đến vòm họng

Đau mắt đỏ kiêng ăn gì?
Trong các bệnh về mắt thì bệnh đau mắt đỏ là bệnh thường gặp nhất, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa. Mùa mưa đến là lúc mà dịch đau mắt đỏ bùng phát.
Ngoài việc nghỉ ngơi và điều trị đúng cách, mọi người cũng rất quan tâm đến chế độ ăn uống trong những ngày bị bệnh.

Kiêng ăn các gia vị cay nóng khi bị đau mắt đỏ
Theo đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bênh nên kiêng các gia vị cay, nóng như: tiêu, ớt, tỏi, hành tây,...Những gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.
Thời nhà Minh, Đại danh y Lý Thời Trân trong tác phẩm y học lớn rất nổi tiếng "Bản thảo cương mục" đã cho rằng để điều trị bệnh đau mắt đỏ thì người bệnh tuyệt đối không được ăn hành tỏi, hành ta, củ kiệu, hạt tiêu. Đặc biệt trong mùa hè nếu ăn nhiều các loại tỏi sẽ gây ảnh hưởng tới mắt.
Kiêng ăn đồ ăn tanh khi bị đau mắt đỏ
Quan niệm dân gian cho rằng, đồ ăn tanh như hải sản có thể tác động xấu vào tình trạng của viêm kết mạc. Do đó, người bệnh đau mắt đỏ cần kiêng ăn đồ ăn tanh trong thời gian mắc bệnh.
Ngoài ra bệnh nhân còn nên tránh những điều sau
Tránh bị ảnh hưởng của ô nhiễm không khí: Không khí ô nhiễm là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư vòm họng, ví dụ như hít phải khí độc hại trong không khí sẽ dễ dàng mắc ung thư vòm họng.
Tránh hút thuốc và uống bia rượu: Nghiên cứu đã cho thấy, những người hút 40 điếu thuốc một ngày sẽ có nguy cơ tử vong do ung thư vòm họng gấp 20 lần so với người không hút thuốc lá. Nếu như hút thuốc, lại uống rượu bia thì khả năng ung thư sẽ tăng lên nhiều lần.
Tránh những thói quen ăn uống không tốt: Thói quen ăn uống không tốt, lại liên tục hút thuốc, không chỉ có hại cho cổ họng, mà còn có hại cho mắt, khí quả, phổi... thậm chí có thể mắc bệnh và diến biến xấu thành ung thư.

Cách chiến thắng bệnh ung thư vòm họng

Tôi bị bệnh ung thư vòm họng, teo tuyến nước bọt đã 4 năm nay. Đối mặt với căn bệnh chết người, tôi không bi quan, tuyệt vọng, ngược lại tôi luôn tham gia nhiều hội thảo về ung thư, chia sẻ kinh nghiệm để đồng cảm cùng với những người cùng mắc bệnh như mình. Đó là nơi tiếp thêm cho tôi nghị lực để vượt qua nỗi sợ hãi, trở lại cuộc sống.
Do bị teo tuyến nước bọt, nên tôi không nhận thức được nhiều vị giác, thức ăn có mùi vị thơm ngon cũng không cảm nhận được. Hãy thử tưởng tượng mọi thứ bạn ăn vào miệng đều như nhai đá, không mùi không vị, một cuộc sống không biết đến cái ngon là gì dù có ăn sơn hào hải vị. Điều đó khiến tôi cảm thấy tủi thân khi ngồi cùng mâm cơm với bất kỳ người nào. 
Nhìn họ ăn uống một cách ngon lành và tôi chỉ có thể ngậm ngùi chịu đựng căn bệnh quái ác, thương cảm cho chính mình. Bệnh của tôi còn biến chứng sang tai, tai tôi thường chảy nước nên rất khó khăn khi nghe và giao tiếp. Miệng không tiết đủ nước bọt nên tôi chỉ nói chuyện 15-20 phút là miệng khô khốc, không thể cười nói bình thường. Nó khiến một người họat bát như tôi gần như khép kín lại, cuộc sống chỉ gói gọn quanh gia đình và điều đó khiến tôi không thể chấp nhận.
Tôi bắt đầu tham gia các chương trình sinh họat cho bệnh nhân ung thư và tự nhủ với chính mình, phải quay trở lại với cuộc sống như ngày còn khỏe mạnh, phải luôn sống như mình muốn dù đang phải đối mặt với bất kỳ điều gì. Chính điều đó đã thúc đẩy tôi hòa nhập vào cộng đồng những người nỗ lực chiến thắng căn bệnh ung thư.
Tôi tham gia sinh hoạt hàng tháng với các bệnh nhân mắc bệnh ung thư vòm họng của bệnh viện K và tất cả các hội thảo, sự kiện thắp sáng niềm tin cho người ung thư. Tôi đã gặp và quen biết thêm bao nhiêu bạn bè đồng cảnh ngộ, chúng tôi chia sẻ với nhau những kiến thức dinh dưỡng, tập luyện và phương pháp để giữ tinh thần luôn lạc quan trong quá trình điều trị ung thư vòm họng.
Tôi cũng chia sẻ những bí quyết dinh dưỡng của riêng mình, đó là ăn uống đa dạng với mục tiêu bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Bạn cần chú ý rằng thức ăn chế biến không nên quá mặn, không quá ngọt hay chua cay. Hàng ngày tôi vẫn ăn ba bữa đầy đủ: sáng tôi ăn cháo gạo lức; hai bữa chính vẫn bao gồm các loại thịt như vịt, ngan, gà, lợn tôi đều hầm cho dễ nuốt, hạn chế việc dùng dầu mỡ. 
Vì không có nước bọt nên việc ăn cơm với tôi rất khó ăn, bữa ăn nào cũng phải có nhiều canh rau cho dễ nhai. Tôi uống khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Hàng ngày để đảm bảo sức khỏe, tôi còn uống sữa dinh dưỡng, uống được 4 năm nay, mỗi ngày uống 1-2 ly vào lúc chiều và sau bữa tối. Tôi còn uống nước cam, nho, nước râu ngô để thanh mát cơ thể. Tập thể dục đều đặn hàng ngày là điều tôi luôn tuân thủ, ngoài ra tôi còn hay niệm phật, cầu phúc cho mọi người quanh mình. Chính điều đó giúp tôi tĩnh tâm, thoải mái, không giữ phiền muộn trong lòng như ngày mới phát hiện bệnh.

Hiện tôi đã điều trị xong và quay trở về với cuộc sống khỏe mạnh, bình thường. Điều đó nghe thật đơn giản, nhưng lại là niềm khao khát và hạnh phúc của tất cả những ai từng trải qua cửa tử mang tên ung thư. Tôi rất mong những người đang mang căn bệnh như tôi có thể vượt qua khó khăn, chiến thắng bệnh tật. Hãy lập ra một chế độ dinh dưỡng, tập luyện đúng cách và quan trọng là giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan bằng mọi cách. Chính điều đó sẽ mang lại hạnh phúc cho bản thân và những người quanh bạn.Để có thêm nhiều kiến thức cho bản thân và chia sẻ với cộng đồng, tôi đọc nhiều sách để tìm hiểu các cách phòng tránh bệnh tật. Khi tham gia các buổi sinh họat, tôi thường động viên mọi người bằng cách chia sẻ 3 điều quan trọng đã giúp tôi chiến thắng ung thư: tinh thần - dinh dưỡng - luyện tập. Tôi còn góp vui với mọi người bằng văn nghệ, ca hát để cuộc đời thêm vui. Tất cả bệnh nhân khác dường như được đồng cảm, họ trở nên vui vẻ và hòa đồng hơn bên nhau. Đối với tôi, điều đó gần như là thành công của cuộc sống.

ăn nhiều thực phẩm ướp muối có nguy cơ mắc bệnh ung thư đầu cổ

Bệnh ung thư được gọi chung là bệnh ung thư đầu cổ thường bắt đầu trong các tế bào vảy lót ẩm ướt, bề mặt niêm mạc bên trong đầu và cổ (ví dụ, bên trong miệng, mũi và cổ họng). Loại ung thư tế bào vảy thường được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy ở đầu và cổ. Đầu và cổ ung thư cũng có thể bắt đầu ở các tuyến nước bọt, nhưng ung thư tuyến nước bọt là tương đối phổ biến. Tuyến nước bọt có chứa nhiều loại tế bào khác nhau mà có thể trở thành ung thư, do đó, có rất nhiều loại khác nhau của ung thư tuyến nước bọt.
Dưới đây là nguyên nhân bệnh ung thư đầu cổ được:
Sử dụng rượu và thuốc lá (bao gồm cả thuốc lá không khói, đôi khi được gọi là "kẹo thuốc lá" hay "hít") là hai yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư đầu và cổ, đặc biệt là ung thư khoang miệng, hầu họng, hầu dưới, và thanh quản (2-5 ). Ít nhất 75 phần trăm của ung thư đầu và cổ được gây ra bởi thuốc lá và rượu (6). Những người sử dụng cả thuốc lá và rượu có nguy cơ phát triển các bệnh ung thư hơn những người sử dụng hoặc thuốc lá hoặc rượu một mình (6-8). Thuốc lá và uống rượu có nguy cơ không được yếu tố cho ung thư tuyến nước bọt.
Nhiễm với các loại ung thư gây u nhú ở của con người (HPV), đặc biệt là HPV-16, là một yếu tố nguy cơ đối với một số loại ung thư đầu và cổ, đặc biệt là ung thư hầu họng có liên quan đến các amiđan hoặc đáy lưỡi (9-11). Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc bệnh ung thư hầu họng do nhiễm HPV đang gia tăng, trong khi tỷ lệ mắc bệnh ung thư hầu họng liên quan đến các nguyên nhân khác đang giảm (9). Thêm thông tin có sẵn trong HPV và ung thư thực tế tờ.
Bệnh ung thư đầu và cổ đang tiếp tục phân loại bởi các khu vực của người đứng đầu hoặc cổ, trong đó họ bắt đầu. Những khu vực này được mô tả dưới đây và dán nhãn theo hình ảnh của các vùng đầu và ung thư cổ.
Xem thêm cách điều trị ung thư đầu cổ, và cách lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào cho hiệu quả nhất, bởi việc điều trị tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, và loại bệnh.
Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh ung thư vùng đầu và cổ bao gồm những điều sau đây:
Paan (trầu quid). Những người nhập cư từ Đông Nam Á, người sử dụng paan (trầu quid) trong miệng nên biết rằng thói quen này đã được gắn liền với tăng nguy cơ ung thư miệng (12, 13).
Paraguay. Tiêu thụ chè Paraguay, một thức uống trà giống như thói quen tiêu thụ của người Nam Mỹ, có liên quan với tăng nguy cơ ung thư miệng, họng, thực quản, thanh quản và (13, 14).
Bảo quản hoặc thực phẩm ướp muối. Tiêu thụ của một số loại thực phẩm bảo quản hoặc muối trong thời thơ ấu là một yếu tố nguy cơ ung thư mũi họng (15, 16).

Sức khỏe răng miệng. Vệ sinh răng miệng kém và mất răng có thể là những yếu tố rủi ro khiến cho các bệnh ung thư khoang miệng (17, 18). Sử dụng nước súc miệng mà có nồng độ cồn cao là có thể, nhưng chưa được chứng minh, yếu tố nguy cơ đối với ung thư khoang miệng (17, 18).
Phơi nhiễm nghề nghiệp. Tiếp xúc nghề nghiệp với bụi gỗ là một yếu tố nguy cơ ung thư mũi họng (15, 16). Một số phơi nhiễm công nghiệp, bao gồm tiếp xúc với sợi amiăng và tổng hợp, có liên quan với ung thư thanh quản, nhưng sự gia tăng nguy cơ vẫn còn gây nhiều tranh cãi (19). Những người làm việc trong công việc nhất định trong việc xây dựng, kim loại, dệt may, gốm sứ, gỗ, và các ngành công nghiệp thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản (20). Tiếp xúc với công nghiệp gỗ hoặc niken bụi hoặc formaldehyde là một yếu tố nguy cơ đối với ung thư xoang cạnh mũi và mũi xoang (21-23).
Bức xạ tiếp xúc. Bức xạ cho đầu và cổ, với điều kiện không phải ung thư hoặc ung thư, là một yếu tố nguy cơ ung thư tuyến nước bọt (17, 24, 25).
Epstein-Barr virus lây nhiễm. Nhiễm virus Epstein-Barr là một yếu tố nguy cơ ung thư mũi họng (26) và ung thư tuyến nước bọt (27, 28).
Tổ tiên. Tổ tiên châu Á, đặc biệt là tổ tiên của Trung Quốc, là một yếu tố nguy cơ ung thư mũi họng (15, 16).

Vì sao đàn ông lại mắc bệnh ung thư tinh hoàn

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân bệnh ung thư tinh hoàn chính xác gây ra từ đâu nhưng, có một vài trường hợp có thể gia tăng nguy cơ ung thư gồm:
- Những người có tinh hoàn ẩn: đây là tình trạng tinh hoàn không nằm trong bìu như bình thường, tức là bìu trống rỗng và tinh hoàn thì nằm chỗ khác. Các vị trí nó có thể định cư là trong ổ bụng hay trên thành bụng.
Đây là trường hợp nguy cơ cần được lưu ý nhất. Tỷ lệ ung thư tinh hoàn do việc “đi lạc” gây ra dao động từ 2,5-14%. Nghĩa là cứ trong 100 trẻ trai bị tinh hoàn ẩn không được xử trí đúng và kịp thời thì có 3-14 trẻ sẽ bị ung thư tinh hoàn.
- Những người trong độ tuổi từ 15-35: Ung thư tinh hoàn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng đây là lứa tuổi bị ung thư tinh hoàn nhiều nhất. Có tới trên 50% trường hợp ung thư tinh hoàn ở độ tuổi này.
- Những người gia đình có tiền sử ung thư tinh hoàn: Nếu một bé trai có cha bị ung thư tinh hoàn thì bé có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bốn lần so với các bé đồng trang lứa. Còn nếu anh em trai cùng một thế hệ bị bệnh thì tỷ lệ không may với bé cao gấp tám lần.
- Những người có tinh hoàn nhỏ hay tinh hoàn không có hình dạng bình thường.
- Những người bị chấn thương ở vùng tinh hoàn, bị viêm tinh hoàn do bị quai bị trong tuổi dậy thì.
- Những người làm việc trong điều kiện nhiệt độ quá nóng hoặc ngồi lâu một chỗ cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh như thợ mỏ, lái xe đường dài, công nhân dầu khí…
- Ngoài ra, ung thư tinh hoàn còn gặp trong một số đối tượng như: bị nhiễm HIV, Klinefelter, chàm da bẩm sinh, u sắc tố da...
Khi nào cần đi khám?

Khi có sự thay đổi đáng kể về kích thước và hình dạg của hai tinh hoàn, điều này có thể gây ra đau đớn nhưng cũng có thể không. Cảm giác nặng ở bìu. Cảm thấy đau ở vùng thắt lưng, bụng và háng. Tóm lại, bất cứ khi nào có biểu hiện tức nặng tinh hoàn, đau ở tinh hoàn, sưng ở bìu, sờ có mảng cứng, sờ thấy u cục, tinh hoàn to ra hay nhỏ đi một cách bất thường thì cần đi khám ngay để phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh.
Những bệnh nhân đã xác định là bị bệnh ung thư tinh hoàn cần được phẫu thuật ngay, vì việc sinh thiết khi xác định bệnh sẽ khiến cho các tế bào ung thư di căn rất nhanh.
Đối với hầu hết các trường hợp phải phẫu thuật, việc cắt bỏ tinh hoàn không ảnh hưởng đến khả năng làm chồng. Sau khi cắt bỏ tinh hoàn bị ung thư, một số người đã chọn giải pháp cấy tinh hoàn giả vào trong bìu để bộ phận sinh dục ngoài trông được tự nhiên.
Phòng bệnh như thế nào?
Đối với bé trai mới sinh, cần kiểm tra ngay xem có dị tật bẩm sinh về tiết niệu sinh dục hay không. Quan trọng nhất là xem hai tinh hoàn có nằm trong bìu hay ở vị trí khác. Gặp trường hợp tinh hoàn không xuống bìu, phải mổ hạ tinh hoàn trước hai tuổi.
Tất cả nam giới, nhất là thanh niên, phải biết cách tự kiểm tra tinh hoàn của mình. Kiểm tra vùng tinh hoàn ngay sau khi tắm bằng nước ấm lúc da vùng bìu đang mềm. Đặc biệt chú ý đến kích cỡ, hình dáng và độ lớn của tinh hoàn, bạn nên tìm đế một bệnh viện, cơ sở chuyên khoa nơi có nhiều thiết bị chẩn đoán bệnh ung thư tinh hoàn
Nên cảnh giác với những cục nhỏ dưới da như mụn cơm trước hoặc dọc theo tinh hoàn. Khi thấy có dấu hiệu bất thường như tinh hoàn bên này to hơn bên kia và cảm thấy nặng ở bìu, vướng, đau... phải đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu.

Tỉ lệ điều trị ung thư vú nam thành công phụ thuộc vào điều gì

Đàn ông là những tiếng xấu vì đã bỏ qua các vấn đề sức khỏe. Trong một số trường hợp, nếu các nguyên nhân cơ bản của vấn đề là bệnh ung thư, các triệu chứng có thể bỏ qua đưa người đàn ông có nguy cơ. Một số triệu chứng ung thư ở nam giới là chỉ cụ thể với những người đàn ông (chẳng hạn như một khối ở bìu hoặc tinh hoàn), và những người khác có triệu chứng như đau hay mệt mỏi là chung và có thể có nhiều nguyên nhân.
Nam ung thư vú là rất hiếm và chỉ chiếm khoảng 1% của tất cả các bệnh ung thư vú, nguyên nhân bệnh ung thư vú nam chưa được xác định chính xác, nhưng nguy cơ ung thư vú ở nam giới là tăng nồng độ estrogen, tiếp xúc với bức xạ trước đó, và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.
Các đột biến ở gen cụ thể được kết hợp với sự gia tăng nguy cơ ung thư vú ở nam giới.
Thâm nhập ung thư tuyến vú là loại phổ biến nhất của ung thư vú của nam giới.
Một cục bên dưới núm vú là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư vú của nam giới.
Nam ung thư vú được dàn dựng (phản ánh mức độ lây lan của khối u) giống hệt với ung thư vú ở phụ nữ.
Phẫu thuật là cách điều trị ung thư vú nam ban đầu thường gặp nhất đối với bệnh ung thư vú của nam giới. Tùy thuộc vào tình hình, hóa trị, xạ trị, và liệu pháp nội tiết tố cũng được xem xét.
Tiên lượng của bệnh ung thư vú của nam giới, như ung thư vú ở phụ nữ, chủ yếu là chịu ảnh hưởng bởi giai đoạn của khối u.
Tiên lượng cho giai đoạn đầu ung thư vú ở nam giới là thuận lợi, với tỉ lệ sống 5 năm là 100% cho giai đoạn 0 và giai đoạn 1 khối u.
Ung thư vú của nam giới là gì?
Đàn ông có một số lượng nhỏ của các mô vú nonfunctioning (mô vú mà không thể sản xuất ra sữa) được tập trung ở khu vực ngay phía sau núm vú vào thành ngực. Giống như ung thư vú ở phụ nữ, ung thư vú của nam giới là sự phát triển không kiểm soát với khả năng lây lan của một số tế bào của các mô vú này. Những tế bào trở nên bất thường về hình dạng và hành vi mà sau đó chúng được gọi là các tế bào ung thư.


Mô vú ở cả hai chàng trai trẻ và cô gái bao gồm các cấu trúc hình ống gọi là ống dẫn. Ở tuổi dậy thì, buồng trứng của một cô gái xuất kích thích tố nữ (estrogen) gây ra các ống dẫn để phát triển và các tuyến sữa (tiểu thùy) để phát triển ở hai đầu của ống dẫn. Số lượng mỡ và mô liên kết ở vú cũng tăng lên khi cô gái đi qua tuổi dậy thì. Mặt khác, kích thích tố nam (chẳng hạn như testosterone) tiết ra từ tinh hoàn ngăn chặn sự phát triển của các mô vú và sự phát triển của tiểu thùy. Các vú của nam giới, do đó, được tạo thành chủ yếu là nhỏ, chưa phát triển các ống dẫn và một lượng nhỏ chất béo và mô liên kết.

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

phân biệt ung thư và sỏi trong tuyến nước bọt

Trong nội dung này chúng ta sẽ đi phân tích sự khác nhau giữa hai loại triệu chứng bệnh ung thư tuyến nước bọt và sỏi tuyến nước bọt này.
Trong khoang miệng của chúng ta có 3 tuyến nước bọt chính là: tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới hàm và tuyến nước bọt dưới lưỡi, ngoài ra còn hàng trăm tuyến nước bọt khác nằm trong khoang miệng. Chúng có tác dụng giữ ẩm cho khoang miệng, tham gia vào quá trình tiêu hóa ở khoang miệng.


Khi tuyến nước bọt có bất kỳ tổn thương nào chức năng của cơ quan này cũng sẽ bị thay đổi.
Vì đây là cửa ngõ đầu tiên để thức ăn đi vào cơ thể cũng như là bộ phận đầu tiên chịu những tác động của môi trường nên tuyến nước bọt thường phải chịu những bệnh lý từ viêm nhiễm đến ung thư. Có 2 bệnh khiến nhiều người băn khoăn là làm thế nào để phân biệt đâu là ung thư tuyến nước bọt đâu là sỏi tuyến nước bọt.
Sỏi tuyến nước bọt hình thành khi có sự đông vón các chất xuất tiết và các tế bào biểu bì của ống dẫn nước bọt ra khoang miệng, do vi khuẩn và quá trình viêm mạn tính gây ra. Sỏi thường phát sinh ở tuyến dưới hàm (80%) và ung thư tuyến mang tai. Các nhà khoa học chưa tìm thấy sỏi phát sinh trong các tuyến nước bọt phụ.
Những viên sỏi nhỏ thường gây bán tắc ống dẫn lưu, dễ bị đẩy ra khoang miệng qua các lỗ thoát của tuyến nước bọt (nhất là trong lúc ăn vì thời điểm này tuyến nước bọt làm việc nhiều hơn, đặc biệt khi ăn đồ chua). Những viên sỏi lớn có thể gây tắc tuyến nước bọt, khiến các chất xuất tiết của tuyến không dẫn lưu được.
Hậu quả là vùng tương ứng với vị trí tuyến nước bọt đó bị sưng phồng làm mặt lệch về một bên, sau một thời gian gây nhiễm trùng tuyến. Trong một số trường hợp nặng bệnh nhân có thể thấy nóng đỏ, ấn nhẹ có cảm giác đau, bệnh nhân có thể sốt cao. Tổ chức viêm có thể tạo thành ổ áp xe gây tổn thương dây thần kinh chi phối các hoạt động của các dây thần kinh gây liệt mặt.
Ung thư tuyến nước bọt là một dạng ung thư không thường gặp trong các bệnh của cơ thể, chiếm khoảng 3-6% các bệnh ung thư đầu cổ thường gặp.
Những triệu chứng giúp chẩn đoán bệnh ung thư tuyến nước bọt sớm là:
- Sưng trên hoặc gần hàm.
- Xuất hiện khối u vùng cổ.
- Tê một phần của khuôn mặt.
- Cảm giác đau vướng khi nuốt.
Những triệu chứng của bệnh ung thư tuyến nước bọt và bệnh sỏi tuyến nước bọt khá giống nhau, bệnh nhân thường nhầm giữa triệu chứng của 2 loại bệnh này. Để xác định rõ 2 loại bệnh này bạn cần đến cơ sở y tế để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn và thăm khám trực tiếp.

Ung thư tuyến nước bọt có biểu hiện gì được biết không

Ung thư tuyến nước bọt là một loại ung thư đầu và cổ có liên quan đến bất thường (ác tính) tăng trưởng của các tế bào tuyến nước bọt.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt có độ tuổi lớn hơn, xạ trị vào đầu và cổ, hoặc tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư tại nơi làm việc.
Dấu hiệu và biểu hiện bệnh ung thư tuyến nước bọt bao gồm khối u không đau (s) trong lĩnh vực tai, má, cằm, môi, miệng và / hoặc chất lỏng thoát nước từ tai, khó nuốt, khó mở miệng, tê hoặc yếu đến khuôn mặt, và / hoặc đau mặt.

Nhiễm khuẩn có thể là gây nên mắc ung thư tinh hoàn

Trong hầu hết trường hợp, ung thư tinh hoàn bắt đầu từ các tế bào mầm là các tế bào sản xuất tinh trùng chưa trưởng thành nằm trong tinh hoàn. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa rõ yếu tố nào gây nên sự bất thường ở các tế bào mầm và vì vậy, nguyên nhân ung thư tinh hoàn thường là không rõ ràng trong hầu hết các trường hợp.
Để tìm nguyên nhân của triệu chứng, bác sĩ phải đánh giá tình trạng sức khỏe chung của người bệnh. Bác sĩ cũng phải khám và chỉ định một số xét nghiệm thăm dò. Nếu nghi bệnh nhân bị ung thư, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết khi phẫu thuật cắt tinh hoàn. Các dấu hiệu ung thư tinh hoàn: Một khối u không đau hoặc sưng tinh hoàn, tinh hoàn to lên hoặc thay đổi so với bình thường, cảm giác nặng nặng ở bìu. Cảm giác nặng còn ở bụng dưới, ở háng, đau âm i ở bụng dưới hoặc vùng bẹn, dột ngột có tràn dịch ở bìu, tụ dịch bất ngờ trong bìu, đau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hoặc ở bìu.
Các xét nghiệm máu được thực hiện để đo nồng độ các chất chỉ điểm khối u là các chất thường có nồng độ cao hơn bình thường khi có ung thư. Các chất chỉ điểm khối u như alpha-fetoprotein (AFP), chất hướng sinh dục màng đệm người (HCG) và lactat dehydrogenase (LDH) có thể gìúp phát hiện những khối u quá nhỏ không thể phát hiện được trên lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh.

Siêu âm là một xét nghiệm chẩn đoán sử dụng sóng âm tần số cao đập vào các mô và các cơ quan nội tạng. Sóng âm dội lại tạo nên hình ảnh siêu âm. Siêu âm bìu có thể thấy được khối u và đo được kích thước u trong tinh hoàn. Siêu âm cũng gìúp loại trừ các bệnh khác ở tinh hoàn như sưng nề do nhiễm khuẩn. Sinh thiết. Xét nghiệm vi thể mô tinh hoàn là cách chắc chắn duy nhất để xác định có ung thư hay không. Đối với hầu hết các trường hợp nghi ngờ, người ta lấy đi toàn bộ tinh hoàn bị tổn thường qua đường rạch ở bẹn. Thủ thuật này được gọi là cắt tinh hoàn đường bẹn.
Trong một số trường hợp hiếm gặp (ví dụ, khi người nam giới chỉ có một tinh hoàn), bác sĩ phẫu thuật tiến hành sinh thiết qua đường bẹn, lấy một mẫu mô ở tinh hoàn qua một vết rạch ở bẹn và tiếp tục cắt tinh hoànnếu bác sĩ gìải phẫu bệnh tìm thấy tế bào ung thư. (Bác sĩ phẫu thuật không mở bìu để lấy mô, vì nếu có ung thư thì thủ thuật này có thể làm bệnh lan đi)
Nếu có ung thư tinh hoàn, cần tiếp tục tiến hành các xét nghiệm để xác định ung thư đã lan chưa. Xác định giai đoạn bệnh giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị ung thư tinh hoàn phù hợp.
Hầu hết các trường hợp ung thư tinh hoàn đều có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật, chiếu xạ hoặc hóa chất. Tác dụng phụ tuỳ thuộc vào biện pháp điều trị và có thể khác nhau đối với mỗi bệnh nhân khác nhau. U tinh và ung thư tinh hoàn không phải u tinh phát triển và lan đi theo cách khác nhau, mỗi loại ung thư cần có phương pháp điều trị riêng. Việc lựa chọn phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư, tuổi và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân và các yếu tố khác. Bệnh nhân thường được một nhóm bác sỹ chuyên khoa điều trị, trong đó có bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ ung thư nội khoa và bác sĩ tia xạ ung thư.

ở giai đoạn 4 thì các triệu chứng ung thư thể hiện rõ ràng

Các triệu chứng da
Một bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh ung thư hắc tố giai đoạn 4 khối u ác tính khi họ xác định rằng ung thư đã lan rộng ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng ban đầu của da. Điều đó có nghĩa là một chẩn đoán không được thực hiện dựa trên cách một khối u ung thư da hoặc chỗ nhìn từ bên ngoài.
Vì lý do đó, các dấu hiệu vật lý của khối u ác tính giai đoạn 4 là không giống nhau cho tất cả mọi người. Vài slide tiếp theo sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về các triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn 4 u ác tính và những gì họ có thể có ý nghĩa.
Khối u Kích
Ủy ban liên Mỹ về Ung thư (AJCC) báo cáo rằng các khối u ác tính giai đoạn 4 là dày hơn 4 mm sâu. Tuy nhiên, vì giai đoạn 4 khối u ác tính được chẩn đoán khi các khối u ác tính đã di căn đến các hạch bạch huyết ở xa hoặc đến các cơ quan khác, kích thước của khối u thay đổi từ người này sang người khác.

Ngoài ra, điều trị có thể thu nhỏ các khối u, nhưng ung thư vẫn có thể di căn. Điều đó có nghĩa rằng kích thước của khối u không phải luôn luôn là chỉ số tốt nhất của dàn ung thư da.
Loét
Một số khối u ung thư da phát triển một loét, hoặc một vết rách ở da. Mở này có thể bắt đầu sớm nhất là giai đoạn 1 khối u ác tính, và có thể tiếp tục vào giai đoạn cao cấp hơn. Nếu bạn có 4 giai đoạn khối u ác tính, ung thư da của bạn có thể hoặc có thể không bị phá vỡ và chảy máu.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, khối u ác tính có những vết loét thường cũng có tiên lượng xấu hơn.
Melanoma trở nên nguy hiểm hơn nó càng phát triển. Các khối u ung thư trong da phát triển lớn hơn như tiến ung thư. Tuy nhiên, đó là những gì xảy ra ở những nơi khác trong cơ thể tạo ra loại ung thư này rất nguy hiểm.
Bởi giai đoạn 4, u ác tính đã di căn đến các hạch bạch huyết, cơ quan nội tạng, và các khu vực khác của cơ thể. Những tăng trưởng mới là rất khó khăn và đôi khi không thể để điều trị ung thư hắc tố mà không cần phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, hoặc biotherapies.
Một khi khối u ác tính đã tiến triển qua giai đoạn 2, các ung thư da không còn chứa tới vị trí ban đầu của nó. Ở giai đoạn 3, u ác tính đã di căn đến các hạch bạch huyết gần khối u ban đầu. Giai đoạn 4 khối u ác tính đã lan rộng ra ngoài các hạch bạch huyết đến các khu vực khác của cơ thể.

Cách kiểm tra cục u trong tinh hoàn cho biết bệnh gì

Một kỳ thi của cơ thể để kiểm tra các dấu hiệu chung về sức khỏe, bao gồm cả kiểm tra các dấu hiệu của bệnh, như cục u hoặc bất cứ điều gì khác mà có vẻ không bình thường. Tinh hoàn sẽ được kiểm tra để kiểm tra xem có cục u, sưng, đau. Một lịch sử của những thói quen sức khỏe của bệnh nhân và bệnh tật qua và phương pháp điều trị cũng sẽ được thực hiện.
Hầu như tất cả các bệnh ung thư tinh hoàn bắt đầu trong các tế bào mầm. Có hai loại chính của các khối u tế bào mầm tinh hoàn là seminomas và nonseminomas. 2 loại mọc và lan truyền khác nhau và được điều trị khác nhau. Nonseminomas có xu hướng phát triển và lây lan nhanh chóng hơn seminomas. Seminomas nhạy cảm với bức xạ. Một khối u tinh hoàn có chứa cả seminoma và nonseminoma tế bào được điều trị như một nonseminoma.
Ung thư tinh hoàn là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới 20-35 tuổi.
Tiền sử bệnh lý có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư tinh hoàn.
Bất cứ điều gì làm tăng cơ hội nhận được một bệnh được gọi là một yếu tố nguy cơ. Có một yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư; không có các yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ không bị ung thư. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể có rủi ro. Các yếu tố nguy cơ ung thư tinh hoàn bao gồm:
Sau khi đã có một tinh hoàn undescended.
Sau khi đã có sự phát triển bất thường của tinh hoàn.
Có một lịch sử cá nhân của ung thư tinh hoàn.
Có một lịch sử gia đình ung thư tinh hoàn (đặc biệt là trong một cha hoặc anh em).
Là màu trắng.
Các triệu chứng và dấu hiệu ung thư tinh hoàn bao gồm sưng hoặc khó chịu ở bìu.
Những dấu hiệu và triệu chứng khác và có thể được gây ra bởi ung thư tinh hoàn hoặc do các điều kiện khác. Kiểm tra với bác sĩ của bạn nếu bạn có bất cứ điều nào sau đây:
Một khối u không đau hoặc sưng ở một trong hai tinh hoàn.
Một sự thay đổi trong cách tinh hoàn cảm.
Một cơn đau âm ỉ ở bụng dưới hay bẹn.
Một bất ngờ tăng của các chất lỏng trong bìu.
Đau hoặc khó chịu ở một tinh hoàn hoặc trong bìu.
Các xét nghiệm kiểm tra độ tinh hoàn và máu được sử dụng để phát hiện (tìm) và chẩn đoán ung thư tinh hoàn.
Các xét nghiệm và thủ tục sau đây có thể được sử dụng:
Khám sức khỏe và lịch sử:
Siêu âm thi: Một thủ tục trong đó sóng âm năng lượng cao (siêu âm) được bật ra khỏi các mô bên trong hoặc các cơ quan và làm cho tiếng vang. Những tiếng vọng tạo thành một hình ảnh của các mô cơ thể được gọi là một siêu âm.
Kiểm tra đánh dấu khối u huyết thanh: Một thủ tục trong đó một mẫu máu được kiểm tra để đo lượng chất nhất định phát hành vào máu của các cơ quan, các mô, hoặc các tế bào khối u trong cơ thể. Một số chất có liên quan đến loại hình cụ thể của ung thư được tìm thấy trong khi tăng nồng độ trong máu. Chúng được gọi là chỉ điểm khối u. Các chỉ điểm khối u sau đây được sử dụng để phát hiện ung thư tinh hoàn:
Alpha-fetoprotein (AFP).
Beta-nhân chorionic gonadotropin (β-hCG).
Mức khối u marker được đo trước khi cắt bỏ tinh hoàn bẹn và sinh thiết để chẩn đoán ung thư tinh hoàn.
Cắt bỏ tinh hoàn bẹn: Một thủ tục để loại bỏ toàn bộ tinh hoàn qua một vết rạch ở háng. Một mẫu mô từ tinh hoàn sau đó được quan sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. (Các bác sĩ phẫu thuật không cắt qua bìu vào tinh hoàn để loại bỏ một mẫu mô sinh thiết, vì nếu ung thư là hiện nay, thủ tục này có thể gây ra nó để lây lan vào bìu và hạch bạch huyết. Điều quan trọng là phải chọn một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm với loại phẫu thuật này.) Nếu ung thư được tìm thấy, các loại tế bào (seminoma hoặc nonseminoma) được xác định để giúp kế hoạch điều trị.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh (cơ hội phục hồi) và các lựa chọn điều trị.
Tiên lượng (cơ hội phục hồi) và các tùy chọn điều trị phụ thuộc vào những điều sau đây:
Giai đoạn của ung thư (cho dù đó là trong hoặc gần các tinh hoàn hoặc đã lan rộng đến những nơi khác trong cơ thể, và nồng độ trong máu của AFP, β-hCG, và LDH).
Loại ung thư.
Kích thước của khối u.
Số lượng và kích thước của các hạch bạch huyết sau phúc mạc.
Ung thư tinh hoàn thường có thể được chữa khỏi trong bệnh nhân đã tá hóa trị hoặc xạ trị liệu sau khi điều trị chính của họ.
Điều trị ung thư tinh hoàn có thể gây vô sinh.
Một số phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn có thể gây vô sinh có thể là vĩnh viễn. Bệnh nhân có thể muốn có con nên xem xét ngân hàng tinh trùng trước khi điều trị. Tinh trùng ngân hàng là quá trình đông lạnh tinh trùng và lưu trữ để sử dụng sau.

Ung thư vòm họng đang có xu hướng tăng nhanh trong thời gian quan

Ung thư vòm họng chiếm tỷ lệ 1% - 5% số bệnh ung thư của toàn cơ thể, nhưng chỉ đứng thứ 3 trong số các bệnh về tai mũi họng, không chỉ thế ung thư vòm họng còn đang có xu hướng ngày một tăng nhanh hơn.
Những biểu hiện ung thư vòm họng có vẻ rất lờ mờ không có triệu chứng cụ thể, dưới đây là những triệu chứng thường gặp:
Giọng nói khản cổ kéo dài,họng có cảm giác vướng hoặc nuốt đau:
Khàn tiếng liên tục là triệu chứng thường gặp nhất của ung thư vòm họng giai đoạn sớm. Trong cuộc sống hằng ngày, nếu như thấy có hiện tượng khàn tiếng không rõ nguyên nhân, liên tục trong 3 tuần trở lên mà không có chuyển biến tốt, nên kịp thời đến bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng để được nội soi họng. Bởi vì trên lâm sàng đa số các ung thư vòm họng đều bắt đầu và kết thúc ở dây thanh, chỉ cần một khối u rất nhỏ ở dây thanh cũng sẽ khiến dây thanh có những cử động bất thường mà gây nên khàn tiếng.

Có cảm giác đau trong tai:
Khi ung thư vòm họng phát triển đến một mức độ nào đó sẽ có hiện tượng viêm và loét trong họng,sẽ gây ra phản xạ đau. Các khối u giai đoạn sớm tại dây thanh thường ít gây đau. Đau chủ yếu xuất hiện ở những bệnh nhân ung thư vòm họng trên dây thanh giai đoạn giữa và cuối, dấu hiệu phổ biến nhất là đau trong tai cùng bên.
Đờm có lần chút máu, khó thở:
Do khối u có rất nhiều các huyết quản bất thường, sau khi người bệnh ho sẽ thấy chất nhầy hoặc trong đờm có một chút máu. Triệu chứng này chủ yếu gặp ở ung thư vòm họng trên thanh môn, ung thư vòm họng dưới thanh môn và ung thư vòm họng tại thanh môn ở giai đoạn cuối và giữa. Khi khối u ở vị trí nguyên phát gia tăng độ ác tính và kích thước to dần lên, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hô hấp hoặc tăng tiết từ đó gây khó thở. Nếu phát hiện trong đờm có máu, khó thở không tương ứng với chứng trạng, nên kịp thời đến bệnh viện làm chẩn đoán ung thư vòm họng, để biết có b ị bệnh không.
Di căn hạch cổ:
Các tế bào ung thư thông qua tuần hoàn bạch huyết, sẽ đến các hạch ở sâu trong vùng cổ cùng bên, đến giai đoạn muộn rất có thể sẽ di căn đến hạch cổ đối bên, thậm chí còn di căn đến các cơ quan ở xa hơn nữa.
Điều trị ung thư vòm họng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Kế hoạch điều trị dựa trên giai đoạn của ung thư, tổng trạng của người bệnh và các tác dụng phụ. Xạ trị là chủ yếu, có thể kết hợp với hóa trị. Rất mừng các máy xạ trị hiện đại nay đã có sẵn giúp điều trị tốt loại ung thư này. Các thuốc mới hiệu quả có thể tăng thêm kết quả tốt khi điều trị. Chất lượng xạ trị tốt, đủ trị tốt các ung thư nhỏ, khi cần thì phối hợp thêm với hóa trị. Kết hợp với thuốc đặc trị hiệu quả và phát hiện sớm hơn, kết quả điều trị tốt có thể đưa lên mức 60 - 70%.

Nhờ xét nghiệm máu có thể phát hiện ung thư sớm

Nghiên cứu mới đây của các chuyên gia Mỹ mở ra bước tiến mới trong việc phát hiện và ngăn chặn ung thư sớm.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard mới đây đã công bố một nghiên cứu giúp phát hiện sớmung thư trước 5 năm. Theo đó, chỉ bằng cách xét nghiệm máu, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh ung thư máu khả năng mắc ung thư của một người bình thường và khỏe mạnh.
Cụ thể, các chuyên gia tiến hành xét nghiệm để kiểm tra sự đột biến tế bào máu rời từ đó đưa ra kết luận. Qua thực tế, họ nhận thấy: những người có nhiều đột biến trong máu (khoảng 5% tế bào máu) có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 13 lần so với những người bình thường trong vòng 5 năm sau đó.
Các dạng ung thư khác nhau đều có thể được phát hiện nhờ xét nghiệm này

Ung thư máu có dấu hiệu như thế nào

Bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư của các tế bào máu, được phát hiện vào thời gian
Trong khi nguyên nhân bệnh ung thư máu chính xác là không được biết, yếu tố nguy cơ đã được xác định.
Dấu ấn ung thư còn được sử dụng để theo dõi điều trị. Trước khi điều trị sẽ làm xét nghiệm, ví dụ trước mổ chỉ số là 100 đơn vị, thì sau khi mổ sẽ còn một-hai đơn vị. Nhưng sau mổ một thời gian, xét nghiệm lại, thấy chỉ số tăng cao là báo hiệu có di căn. Xét nghiệm dấu ấn ung thư có giá 50.000 - 100.000đ/chỉ số ung thư.

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Giảm nguy cơ mắc ung thư đầu cổ cho con người

Ung thư đầu cổ có thể giảm nguy cơ mắc bằng các loại  vắc-xin là trong tờ NCI Human Papillomavirus (HPV) Vắc-xin. Các triệu chứng ung thư đầu cổ có thể bao gồm một cục hoặc một vết loét không lành, đau họng mà không hết, khó nuốt, và một sự thay đổi hoặc khàn giọng nói. Những triệu chứng này cũng có thể được gây ra bởi, điều kiện ít nghiêm trọng khác. Điều quan trọng là phải kiểm tra với bác sĩ hoặc nha sĩ về bất kỳ những triệu chứng này. Các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến các khu vực cụ thể của người đứng đầu và cổ bao gồm những điều sau đây:
Khoang miệng. Một miếng vá màu trắng hoặc màu đỏ trên nướu răng, lưỡi, hoặc niêm mạc miệng; phồng lên hàm răng giả gây ra để phù hợp kém hoặc trở nên không thoải mái; và chảy máu bất thường hoặc đau ở miệng.
Họng. Khó thở hoặc nói; đau khi nuốt; đau ở cổ hoặc cổ họng mà không hết; nhức đầu thường xuyên, đau, hoặc ù tai; hoặc khó nghe.
Thanh quản. Đau khi nuốt hoặc đau tai.
Xoang cạnh mũi và khoang mũi. Xoang bị chặn và không rõ ràng; viêm xoang mãn tính không đáp ứng với điều trị bằng thuốc kháng sinh; chảy máu qua mũi; nhức đầu thường xuyên, sưng hoặc khó khác với con mắt; đau ở răng hàm trên; hoặc các vấn đề với răng giả.
Tuyến nước bọt. Sưng dưới cằm hoặc xung quanh xương hàm, tê hoặc liệt cơ ở mặt, hoặc đau ở mặt, cằm, hay cổ mà không hết.
Biết sớm được thì việc điều trị ung thư đầu cổ có hiệu quả kéo dài sự sống cho bệnh  nhân.
Làm thế nào phổ biến là ung thư đầu và cổ?
Chiếm ung thư đầu và cổ trong khoảng 3 phần trăm của tất cả các loại ung thư ở Hoa Kỳ (29). Loại ung thư này là gần gấp đôi phổ biến trong số những người đàn ông khi họ là những người phụ nữ (30). Đầu và cổ ung thư cũng được chẩn đoán thường xuyên hơn ở những người trên 50 tuổi hơn là với những người trẻ.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng hơn 52.000 người đàn ông và phụ nữ ở đất nước này sẽ được chẩn đoán là bị ung thư đầu và cổ vào năm 2012 (30).
Làm thế nào tôi có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư của tôi đầu và cổ?
Những người có nguy cơ ung thư đầu và cổ, đặc biệt là những người sử dụng thuốc lá nên nói chuyện với bác sĩ về những cách mà họ có thể làm giảm nguy cơ của họ. Họ cũng nên thảo luận với bác sĩ của họ như thế nào thường có kiểm tra. Ngoài ra, các thử nghiệm lâm sàng liên tục được thử nghiệm hiệu quả của các loại thuốc khác nhau trong việc ngăn ngừa ung thư đầu và cổ ở những người có nguy cơ cao phát triển bệnh này. Một danh sách các thử nghiệm này có thể được tìm thấy tại các liên kết dưới đây.

Các thử nghiệm lâm sàng để ngăn ngừa ung thư đầu và cổ: Thông tin từ các chuyên gia ung thư Dịch vụ thông tin của NCI (CIS) cũng có thể giúp mọi người tìm thử nghiệm lâm sàng cho công tác phòng chống ung thư đầu và cổ. CIS có thể đạt được tại 1-800-4-CANCER (1-800-422-6237) hoặc bằng cách trò chuyện với một chuyên gia thông tin ung thư trực tuyến thông qua LiveHelp.
Tránh nhiễm HPV qua đường miệng có thể làm giảm nguy cơ ung thư đầu và cổ HPV liên quan. Tuy nhiên, nó vẫn chưa biết liệu các loại vắc-xin HPV Food and Drug Administration-phê duyệt và Gardasil ® Cervarix® phòng ngừa nhiễm HPV của khoang miệng, và không phải vaccine vẫn chưa được phê duyệt đối với công tác phòng chống bệnh ung thư hầu họng. Thông tin thêm về các loại vắc-xin là trong tờ NCI Human Papillomavirus (HPV) Vắc-xin.
http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-dau-co.aspx

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Dấu hiệu ung thư vú nam có thể phát hiện được

Có một số yếu tố sau được kết luận là nguy cơ gây ung thư vú, nhưng những nguyên nhân ung thư vú nam trong đó, việc sinh con muộn và không cho con bú cũng được coi là một trong những yếu tố nguy cơ, nhưng không phải ai sinh con muộn cũng mắc bệnh. Việc mắc bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, sau đây là các yếu tố được coi là làm tăng khả năng mắc ung thư vú
Yếu tố gia đình: Nếu bạn có mẹ hoặc chị, em gái hoặc con gái đã bị UT vú, đặc biệt là mắc bệnh khi còn trẻ tuổi và nhiều người bị mắc trong cùng gia đình thì nguy cơ của bạn cao hơn người khác rất nhiều. Những phụ nữ bị đột biến gen BRCA-I có nguy cơ cao bị ung thư vú và thường bị bệnh khi còn trẻ. Những gen này có thể do di truyền từ bố hoặc mẹ. Diễn viên lừng danh Angelina Jolie của Hollywood có mẹ và dì ruột mang gen này. Mẹ của cô đã chết do ung thư buồng trứng khi mới hơn 50 tuổi (2007). Dì của cô cũng vừa qua đời ở tuổi 61 (6/2013) vì căn bệnh ung thư vú.

Tuổi: Khi tuổi càng ca,o nguy cơ mắc UT vú của bạn càng tăng. Đặc biệt khi bạn trên tuổi 50. Vì vậy bạn nên khám sàng lọc UT vú ở nhóm tuổi > 40. Nhưng nếu có một trong các nguy cơ thì bạn nên bắt đầu khám sàng lọc từ 30 tuổi
Các yếu tố về nội tiết: Như bạn có kinh sớm (<12 tuổi), mãn kinh muộn (>50 tuổi), không sinh con, sinh con muộn, cho con bú dưới 6 tháng hoặc không cho con bú cũng là các yếu tố nguy cơ.
Bạn đã từng có tiền sử bệnh tại vú như: viêm vú trong khi sinh đẻ hay quá sản tuyến vú.
Các yếu tố khácbạn cũng nên cảnh giác như: Béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, uống rượu, khẩu phần ăn nhiều mỡ động vật, nghèo vitamin, có tiền sử điều trị tia xạ ở ngực.
Có một số dấu hiệu có thể phát hiện ung thư vú như một cục cứng không đau ở vú, liên tục ngứa và phát ban xung quanh núm vú, chảy máu hoặc tiết dịch bất thường từ núm vú, da trên vú bị sưng và dày lên, da trên vú bị trũng hay nhăn nheo, núm vú bị kéo vào hoặc thụt vào…vv Khi có những dấu hiệu trên, nhất thiết bạn phải gặp bác sỹ để được chẩn đoán kịp thời. Tuy nhiên, đó là dạng ung thư có biểu hiện, ở những giai đoạn sớm, thường chưa có những triệu chứng vừa nêu.
Bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ ung thư vú, vì vậy việc tầm soát định kỳ là cần thiết. Bạn có thể tự khám vú tại nhà hàng tháng, đi khám định kỳ và chụp xquang tuyến vú.
Các dấu hiệu ung thư vú nam thường gặp nhất:
Sưng vú hoặc nổi cục bất thường ở vú: Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư vú là xuất hiện những cục ở mô vú. Vì nam giới có mô vú ít hơn nữ giới nên những cục u này dễ hình dung và sờ thấy hơn. Các cục u có thể xuất hiện trong mô vú và kéo dài đến nách. Ngoài ra ung thư vú ở nam giới có thể gây sưng to vùng vú. Nam giới nên tự khám và đi khám khi thấy vùng vú có những biến đổi bất thường.
Núm vú thay đổi: Trong giai đoạn đầu của bệnh bạn có thể thấy một số biến đổi ở khu vực núm vú. Núm vú có thể bị tụt vào trong và chỉ thấy các mô vú. Trong một vài trường hợp núm vú có thể to hơn, rộng hơn kèm theo đó là tăng dịch xả từ núm vú. Những dịch xả này thường mờ đục, có máu, mùi khó chịu. Các triệu chứng này có thể đi kèm với các cơn đau ngực. Trong một vài trường hợp cũng không xuất hiện cơn đau.
Thay đổi sắc tố da: Thay đổi tiếp theo trên vùng vú có thể quan sát được là sắc tố da bị thay đổi. Ung thư vú làm thay đổi rõ rệt vùng da xung quanh vú. Một người bị ung thư vú vùng da xung quanh thường trở nên nhăn và chảy xệ. Đây là biểu hiện đặc trưng của bệnh ung thư vú được gọi là ung thư do viêm vú.
Tấy đỏ: Nhiều người thường bỏ qua triệu chứng này bởi có thể do va chạm, dị ứng dẫn đến tẩy đỏ. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài kèm theo sưng, ngứa thì nam giới cần đi khám ngay vì rất có thể đây là biểu hiện của bệnh ung thư vú hay các bệnh về tuyến vú. Với những dấu hiệu, triệu chứng trên thì bạn nên tìm đến bệnh viện hay cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoan ung thư vú nam với các khám lâm sàn, xét nghiệm, chụp hình ảnh,... để có kết quả chính xác nhất về bệnh tình của bạn

Cuộc chiến với căn bệnh ung thư tuyến nước bọt

Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân ung thư tuyến nước bọt gây bệnh mà chỉ biết rằng xảy ra khi một số tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến. Khi bị đột biến, các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng. Các tế bào đột biến tích tụ thành một khối u có thể xâm nhập vào mô lân cận. Các tế bào ung thư có thể vỡ và di căn tới các vùng xa của cơ thể.
U tuyến nước bọt có thể gặp ở trẻ em lẫn người lớn. Với trẻ em chủ yếu là u lành tính, còn người lớn thì ngược lại, tỷ lệ ác tính khá cao. Do vậy, biện pháp phòng ngừa quan trọng là đề cao cảnh giác với những dấu hiệu bất thường để tìm đến bác sĩ kịp thời.

Những người làm việc trong môi trường phơi nhiễm bức xạ, những người thường xuyên tiếp xúc với các chất như niken, bụi silica… rất dễ bị ung thư tuyến nước bọt. Vì vậy, những người có nguy cơ cao, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các bệnh viện có chuyên khoa ung bướu nhằm phát hiện sớm u tuyến nước bọt.
Nguyên nhân ung thư tuyến nước bọt gây không rõ ràng. Các bác sĩ cho biết bệnh ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi một số tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến DNA. Các đột biến cho phép các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng. Các tế bào đột biến tiếp tục sống khi các tế bào khác sẽ chết. Các tế bào tích tụ thành một khối u có thể xâm nhập vào mô lân cận. Các tế bào ung thư có thể vỡ ra và lây lan (di căn) tới các vùng xa của cơ thể.
Nhưng người ta có thể xác định được các yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến nước bọt, bao gồm:
- Lớn tuổi. Mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ung thư tuyến nước bọt thường được chẩn đoán ở người lớn tuổi (thường là trên 40 tuổi).
- Phơi nhiễm bức xạ. Bức xạ, chẳng hạn như bức xạ được sử dụng để điều trị ung thư đầu và cổ, làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt. Dưới bức xạ mạnh, chẳng hạn như được sử dụng trong chẩn đoán X-quang, cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.
- Tiếp xúc với các chất hóa học. Những người làm việc với các chất nhất định, chẳng hạn như các hợp kim niken và bụi silica, có thể có tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.
Triệu chứng 
Sưng trên hoặc gần hàm hoặc ở cổ hoặc miệng. Tê một phần của khuôn mặt. Cơ bắp yếu ở một bên của khuôn mặt. Đau dai dẳng trong khu vực của một tuyến nước bọt. Khó nuốt. Rắc rối khi mở miệng rộng.
U lành tính tuyến mang tai được điều trị ung thư tuyến nước bọt bằng thủ thuật cắt tuyến mang tai hoặc nông trên bề mặt hoặc toàn bộ, tuỳ theo vị trí và phạm vi của khối u. Mặc dù không cần cắt rộng nếu khối u là lành tính, ví dụ như u tuyến biến hình, nhưng cũng không nên chi thực hiện thủ thuật bóc nhân đơn giản vì có tần suất tái phát tại chỗ cao. Cát tuyến mang tai nông toàn bộ có thể không cần thiết nếu khối u nhỏ có thể cắt bỏ đến phạm vi mô lành.
Khi tiến hành cắt tuyến mang tai để điều trị tổn thương lành tính, bác sĩ phẫu thuật không bao giờ cắt dây thần kinh mặt. Bóc tách khối u lành tính ra khỏi dây thần kinh mặt hiếm khi dẫn đến tái phát tại chỗ. Tuy nhiên, đôi khi các bác sĩ phải cát dây thần kinh mặt hoặc một số nhánh của nó nếu bệnh nhân đã có rối loạn chức năng dây thần kinh mặt trước phảu thuật hoặc có nhiều ổ tái phát tại chỗ. Nếu có thể, cần đồng thời tiến hành tái tạo dây thần kinh bằng cách ghép.

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

Rủi ro khi vệ sinh răng miệng kém liên quan ung thư

Theo thống kê hơn 90% bệnh ung thư đầu cổ là ung thư tế bào vảy, có nguồn gốc từ tế bào lót (biểu mô) của các tế bào này. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như môi trường sống, phơi nhiễm hóa chất, tiền sử gia đình, thuốc lá và một số chất kích thích.Nguyên nhân gay ung thư đầu cổ chưa được xác đinh, nhưng những nguy cơ mắc cao hơn người bình thường. Những người sử dụng cả thuốc lá và rượu có nguy cơ phát triển các bệnh ung thư hơn những người sử dụng hoặc thuốc lá hoặc rượu một mình (6-8). Thuốc lá và uống rượu có nguy cơ không được yếu tố cho ung thư tuyến nước bọt. Việc sử dụng rượu và thuốc lá (bao gồm cả thuốc lá không khói, đôi khi được gọi là "kẹo thuốc lá" hay "hít") là hai yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư đầu và cổ, đặc biệt là ung thư khoang miệng, hầu họng, hầu dưới, và thanh quản (2-5 ). Ít nhất 75 phần trăm của ung thư đầu và cổ được gây ra bởi thuốc lá và rượu (6). 
Nhiễm với các loại ung thư gây u nhú ở của con người (HPV), đặc biệt là HPV-16, là một yếu tố nguy cơ đối với một số loại ung thư đầu và cổ, đặc biệt là ung thư hầu họng có liên quan đến các amiđan hoặc đáy lưỡi (9-11). Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc bệnh ung thư hầu họng do nhiễm HPV đang gia tăng, trong khi tỷ lệ mắc bệnh ung thư hầu họng liên quan đến các nguyên nhân khác đang giảm (9). Thêm thông tin có sẵn trong HPV và ung thư thực tế tờ.
Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh ung thư vùng đầu và cổ bao gồm những điều sau đây:
Paan (trầu quid). Những người nhập cư từ Đông Nam Á, người sử dụng paan (trầu quid) trong miệng nên biết rằng thói quen này đã được gắn liền với tăng nguy cơ ung thư miệng (12, 13).

Paraguay. Tiêu thụ chè Paraguay, một thức uống trà giống như thói quen tiêu thụ của người Nam Mỹ, có liên quan với tăng nguy cơ ung thư miệng, họng, thực quản, thanh quản và (13, 14).
Bảo quản hoặc thực phẩm ướp muối. Tiêu thụ của một số loại thực phẩm bảo quản hoặc muối trong thời thơ ấu là một yếu tố nguy cơ ung thư mũi họng (15, 16).
Sức khỏe răng miệng. Vệ sinh răng miệng kém và mất răng có thể là những yếu tố rủi ro khiến cho các bệnh ung thư khoang miệng (17, 18). Sử dụng nước súc miệng mà có nồng độ cồn cao là có thể, nhưng chưa được chứng minh, yếu tố nguy cơ đối với ung thư khoang miệng (17, 18). Phơi nhiễm nghề nghiệp. Tiếp xúc nghề nghiệp với bụi gỗ là một yếu tố nguy cơ ung thư mũi họng (15, 16). Một số phơi nhiễm công nghiệp, bao gồm tiếp xúc với sợi amiăng và tổng hợp, có liên quan với ung thư thanh quản, nhưng sự gia tăng nguy cơ vẫn còn gây nhiều tranh cãi (19). Những người làm việc trong công việc nhất định trong việc xây dựng, kim loại, dệt may, gốm sứ, gỗ, và các ngành công nghiệp thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản (20). Tiếp xúc với công nghiệp gỗ hoặc niken bụi hoặc formaldehyde là một yếu tố nguy cơ đối với ung thư xoang cạnh mũi và mũi xoang (21-23).
Bức xạ tiếp xúc. Bức xạ với điều kiện không phải ung thư hoặc ung thư đầu cổ, là một yếu tố nguy cơ ung thư tuyến nước bọt (17, 24, 25).
Epstein-Barr virus lây nhiễm. Nhiễm virus Epstein-Barr là một yếu tố nguy cơ ung thư mũi họng (26) và ung thư tuyến nước bọt (27, 28).
Tổ tiên. Tổ tiên châu Á, đặc biệt là tổ tiên của Trung Quốc, là một yếu tố nguy cơ ung thư mũi họng (15, 16).
Nguồn tham khảo: http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-dau-co.aspx

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

những điều cần quan tâm đến bệnh ung thư đầu cổ

Nếu bệnh được phát hiện sớm thì việc điều trị đem lại kết quả cao, tỉ lệ sống trên 5 năm đạt 95%. Ngược lại, nếu bệnh phát hiện muộn việc điều trị ung thư đầu cổ gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ sống trên 5 năm là rất thấp.Với sự phát triển của y học hiện nay bệnh ung thư nếu được phát hiện và điều trị sớm khả năng khỏi bệnh là rất cao. Bệnh ung thư vùng đầu cổ giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, để phát hiện sớm bệnh bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Những người cao tuổi, người có thói quen uống rượu bia và hút thuốc lá nên đi khám thường xuyên hơn. Sau đây là một số phương pháp phòng bệnh bạn có thể áp dụng nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư vùng đầu cổ.

Nguyên nhân liên quan đến việc sử dụng thuốc lá được xác nhận đối với các khối u ở tất cả các vị trí, vì mỗi loại thuốc lá đều gây ra những tổn thương loạn sản và sinh ung thư. Rượu được coi là đóng vai trò hợp lực với thuốc lá trong việc gây ung thư, tuy nhiên vai trò của rượu đơn độc cũng chưa rõ là có liên quan đến việc làm hư hại tế bào và sinh khối u ác tính hay không.
- Các yếu di truyền chưa được xác định rõ ràng
- Các yếu tố nguy cơ bao gồm nghiện thuốc lá và nghiện rượu nặng (cả hai đều có mối tương quan tỉ lệ thuận giữa liều sử dụng và nguy cơ gây ung thư, trong đó thời gian quan trọng hơn là số lượng); nhiễm virút Epstein-Barr (EBV), trong ung thư mũi hầu; thiếu vitamin và suy dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng kém, viêm nhiễm mạn tính trong ung thư thanh quản; tia nắng mặt trời đối với ung thư môi.
Các biểu hiện ung thư đầu cổ: Triệu chứng phổ biến nhất thường gặp là cổ sưng (có thể đau hoặc không đau). Xuất hiện các đốm trắng hoặc đỏ trong miệng. Xuất hiện khối u, sưng trong khu vực đầu cổ. Khản tiếng trong một thời gian dài. Đau họng kéo dài. Đau tai kéo dài. Khó thở. Mũi thường xuyên chảy nước, chảy máu bất thường. Tê hoặc cảm thấy một số vùng trên đầu, cổ hoạt động kém. Đau hoặc khó khăn khi nhai, nuốt hoặc di chuyển hàm. Ho ra máu, chất nhầy trong đường hô hấp. Người mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân. Với những biểu hiện, triệu chứng trên thì bạn nên tì đến bệnh viện, cơ sở chuyên khoa để làm khám lâm sàn, và xét nghiệm để có được kết quả chính xác.
- Khám lâm sàng: thường thì khối u cục có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy, cũng có thể liên quan đến các tổn thương dây. Thần kinh sọ não, tăng sản lợi, các vết loét hoặc tổn thương sùi ở miệng không liền, loạn sản mảng đỏ, khó thở do các khối u thanh hầu lớn.
- Xét nghiệm cận lâm sàng: không có nhiều giá trị trong chẩn đoán ung thư đầu cổ.
- Chụp X quang: phim X quang thẳng, CT, MRI là tốt nhất cho việc xác định độ sâu xâm lấn của khối u và phân biệt thay đổi ác tính với viêm nhiễm, chụp mạch phụ thuộc vào vị trí khối u, chụp đoạn ống tiêu hóa trên.
- Các thăm dò chấn đoán: soi mũi hầu bằng ống soi mềm và sinh thiết, soi thanh quản trực tiếp kết hợp với nội soi thực quản, nội soi thanh quản có sinh thiết để xác định chẩn đoán.