Đốm đỏ trên da: Khi tiểu cầu giảm, nó sẽ gây ra dấu hiệu là đổi màu trên da.
Đau xương: Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng… Nguồn gốc của những cơn đau này là từ tủy xương – nơi sản xuất ra các tế bào máu.
Đau xương: Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng… Nguồn gốc của những cơn đau này là từ tủy xương – nơi sản xuất ra các tế bào máu.
Nhức đầu: Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự suy thoái lưu lượng máu đưa lên não khiến não không được cungn cấp đủ oxy nên gây đau đầu.
Sưng hạch bạch huyết: Khi bị bệnh ung thư máu, các tế bào bạch cầu mất dần khả năng miễn dịch đối với các vi khuẩn, virus xâm nhập từ bên ngoài. Viêm hạch bạch huyết là một dạng viêm bạch cầu gây ra do vi khuẩn. Do vậy, sưng hạch bạch huyết thường nổi dưới da của bệnh nhân ung thư máu và không gây đau.
Xanh xao, mệt mỏi: Hồng cầu là tế bào máu có chức năng chính là hô hấp, chúng vận chuyển oxy đến tất cả các cơ quan, các mô. Thiếu máu khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, xanh xao bởi cơ thể không đáp ứng được nhu cầu trao đổi dưỡng khí.
Chảy máu cam: Chảy máu cam là hiện tượng khá thường gặp, tuy nhiên, nhiều người thường xem nhẹ hiện tượng bệnh lý này.
Sốt cao thường xuyên: Chính vì thế, cơ thể chúng ta thường xuyên bị vi khuẩn, virus từ bên ngoài xâm nhập. Hiện tượng suy giảm miễn dịch thường thể hiện qua những cơn sốt cao, những vết thương nhiễm trùng khó lành.
Khó thở: Như đã nói ở trên, ung thư máu dẫn đến sự suy giảm hồng cầu, điều này đã khiến cơ thể không có đủ oxy để thực hiện các chức năng hô hấp và trao đổi dưỡng khí trong cơ thể.
Đau bụng: Khi sự tiến triển của bệnh ung thư máu gia tăng ở gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở các bộ phận này. Chính vì thế, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi. Mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và ói mửa thường là kết quả xuất phát từ gan và lá lách bị tổn thương.
Để tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh sử của bệnh nhân và tiến hành khám lâm sàng. Bên cạnh việc kiểm tra các dấu hiệu sức khỏe chung, bác sĩ còn khám gan, lách, các hạch ở nách, bẹn và cổ.
Xét nghiệm máu cũng giúp cho việc chẩn đoán ung thư máu. Mẫu máu được quan sát dưới kính hiển vi để xem hình dạng tế bào máu và xác định số lượng tế bào trưởng thành và số lượng tế bào non (nguyên bào). Mặc dù xét nghiệm máu có thể cho biết bệnh nhân bị bệnh ung thư tế bào máu, nhưng không xác định được là loại ung thư tế bào máu gì.
Để xét nghiệm kỹ hơn về tế bào ung thư máu hoặc xác định loại ung thư tế bào máu, bác sỹ chuyên khoa huyết học, chuyên khoa ung thư hoặc chuyên gia bệnh học phải quan sát tủy xương dưới kính hiển vi. Mẫu bệnh phẩm được lấy bằng cách chọc hút tủy xương ở các xương dẹt (thường là xương chậu). Khicần thiết có thể phải sinh thiết tủy xương bằng kim lớn hơn để lấy ra một mảnh xương và tuỷ xương nhỏ. Nếu phát hiện ra tế bào ung thư máu trong mẫu tủy xương, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác để xác định phạm vi của bệnh. Chọc lấy dịch tủy sống giúp phát hiện tế bào ung thư trong dịch não tủy. Chụp X quang lồng ngực có thể phát hiện các dấu hiệu bệnh trong lồng ngực.
bệnh ung thư tế bào máu được điều trị bằng hóa chất. Một số bệnh nhân còn được điều trị bảng tia phóng xạ hoặc ghép tủy xương hoặc liệu pháp sinh học. Trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt lách có thể là một phần trong phác đồ điều trị.
Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Tùy thuộc vào loại ung thư tế bào máu, bệnh nhân có thể được điều trị ung thư máu bằng một loại thuốc đơn độc hoặc phối hợp hai hay nhiều loại thuốc.
Một số thuốc chống ung thư dùng đường uống. Còn lại hầu hết các thuốc được tiêm truyền tĩnh mạch. Thông thường thuốc được tiêm truyền vào tĩnh mạch qua một ống thông đặt vào một tĩnh mạch lớn (tĩnh mạch cảnh trong hoặc tĩnh mạch dưới đòn). Nhờ đó tránh cho bệnh nhân khỏi bị đau đớn và các tổn thương da khi phải tiêm nhiều lần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét